Quản lý rủi ro là gì? Trong quá trình đầu tư dù là đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào thì yếu tố rủi ro luôn luôn song hành trong quá trình này. Khả năng sinh lời của tài sản càng cao thì mức độ rủi ro cũng cũng càng lớn. Vì vậy nhà đầu tư cần học cách quản lý các loại rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể quản lý rủi ro là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Quản lý rủi ro là gì?
Để có thể hiểu được thuật ngữ quản lý rủi ro là gì? nhà đầu tư cần hiểu rõ khái niệm rủi ro là gì? Rủi ro trong đầu tư chính là những sự kiện không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và nó gây ra những thiệt hại cho nhà đầu tư. Họ có thể thua lỗ hoặc mất cả trì lẫn chài. Việc xác định rủi ro có thể giúp nhà đầu tư quản trị nó một cách tốt hơn.
Quản lý rủi ro là hoạt động xây dựng một quy trình hệ thống các tài sản bài bản, khoa học. Với mục đích là phòng ngừa, tìm ra những giải pháp giúp hạn chế tối đa những rủi ro, tổn thất có thể phát sinh trong quá trình đầu tư. Những rủi ro này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: dịch bệnh, thiên tai, xã hội, chính trị, kinh tế, con người…
Các loại rủi ro trong đầu tư là gì?
Các loại rủi ro trong đầu tư là gì? Làm sao để quản lý rủi ro? Nhà đầu tư càng hiểu rõ về các loại rủi ro có thể xảy ra sẽ càng quản trị nó một cách tốt hơn. Các loại rủi ro có thể kể đến bao gồm:
Rủi ro kinh doanh:
Là loại rủi ro mà ở đó doanh nghiệp có những kết quả kinh doanh trái với dự kiến trước đó. Những rủi ro trong kinh doanh có thể khiến các doanh nghiệp không thể đáp ứng được những mức lợi nhuận mà nhà đầu tư yêu cầu. Những rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra do nhiều yếu tố: chi phí, doanh thu, mức độ cạnh tranh, những luật lệ do chính phủ ban hành. Nhà đầu tư có thể giảm thiểu những rủi ro này xảy ra bằng cách đa dạng hoá các danh mục đầu tư.
Rủi ro về mặt chính trị:
Tình hình chính trị của các quốc gia có thể ảnh hưởng đến thị trường. Những nhân tố bao gồm: quy định, thuế, hệ thống luật, sự thay đổi lãnh đạo chính phủ… đều góp phận gây nên sự rủi ro về mặt chính trị.
Một ví dụ điển hình là khi có sự xung đột giữa Nga và Ukraine khiến nguồn cung khí đốt cho thị trường Châu Âu và Mỹ giảm. Để có thể thay thế cho việc sử dụng khí đốt thì nhu cầu sử dụng diesel và dầu hoả tăng cao, từ đó khiến giá của dầu cũng tăng cao đến mức chưa từng có. Bình quân giá dầu đang đạt mức 143 USD/thùng. Nhờ đó trong năm 2022 thị trường dầu hoạt động rất sôi nổi và nhộn nhịp.
Rủi ro lạm pháp:
Đây là loại rủi ro mà khi đó sau khi lạm phát phát trị thực của một khoản đầu tư, tài sản hoặc một dòng thu nhập có thể bị giảm bởi lạm phát thì có thể lường trước được. Rủi ro lạm phát sẽ làm gây nên sự suy giảm lợi nhuận của một khoản đầu tư thông qua việc suy giảm sức mua.
Ví dụ: Hiện nay trong năm 2022 tỉ lệ lạm phát tăng cao chưa bao giờ có, dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế vô cùng lớn. Điều này cũng gây nên ảnh hưởng lớn đến giá cả của một số mặt hàng trên thị trường
Rủi ro về thị trường:
Thuật ngữ này được sử dụng để ám chỉ các tổn thất mà nhà đầu tư phải đối diện từ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của toàn bộ thị trường tài chính. Đây cũng chính là rủi ro hệ thống.
Rủi ro hệ thống cụ thể là khả năng dàn xếp thất bại của một ngân hàng ở các giao dịch ròng của các ngân hàng khác, điều này sẽ kích hoạt một chuỗi phản ứng dây chuyền. Rủi ro hệ thống hoàn toàn không thể đoán trước được nó cũng không thể giảm chỉ thông qua việc đa dạng hoá các danh mục đầu tư. Mà chỉ có cách thông qua các bảo hiểu rủi ro hoặc nhà đầu tu phải học cách áp dựng các chiến lược phân bổ tài sản chính xác
Cách quản lý rủi ro là gì?
Quản lý rủi ro là gì? Nhà đầu tư cần có chiến lược quản lý rủi ro rõ ràng. Tham khảo các cách quản lý rủi ro dưới đây:
Xác định khả năng có thể chịu được rủi ro của bản thân:
Mức độ chấp nhận rủi ro là khi nhà đầu tư có thể đánh giá được giới hạn có thể chịu được thua lỗ của mình, nhờ đó mà nhà đầu tư có thể hạn chế được quyết định sai lầm khi tham gia đầu tư:
Mức độ có thể chịu được rủi ro của một người có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: độ tuổi, thu nhập, tài sản, thói quen chi tiêu… Có thể chia thành 3 mức gánh chịu rủi ro như sau:
- Mức độ chịu rủi ro cao: ứng với những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đây là những người có thể ảnh hiểu rất rõ về thị trường đầu tư tài chính.
- Mức độ chịu rủi ro trung bình: đây là những nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư trung hạn và rất biết cách tiết chế
- Mức độ chịu rủi ro thấp: phù hợp với nhà dầu tư thích an toàn lập các danh mục đầu tư khá ít và là những danh mục ít có sự biến đổi lớn
Hiểu rõ về lợi nhuận cũng như những rủi ro mà các kênh đầu tư có thể mang lại:
Sau khi nhà đầu tư đã xác định được mình thuộc nhóm người có thể chịu được mức độ rủi ro nào. Nhà đầu tư cần hiểu rõ mức độ lợi nhuận và rủi ro từ các kênh đầu tư:
- Đầu tư vàng: vàng là kênh đầu tư dễ mua, bán, khá phổ biến ở Việt Nam, có tính thanh khoản cao những rủi ro từ giá vàng có thể biến động thất thường
- Gửi tiết kiệm: sinh lời cố định, khá an toàn. Tuy nhiên vẫn phải chịu rủi ro từ lạm phát đồng tiền mất giá khá lớn.
- Bất động sản: có thể sinh lời cao, cần một số vốn khá lớn. Đặc biệt có thể chịu rủi ro về mặt pháp lý, hạ tầng, xung đột giá cả
- Chứng khoán: Không cần bỏ ra quá nhiều vốn, có thể đầu tư linh hoạt. Nhưng chịu rủi ro hệ thống, chính trị…
- Hàng hoá phái sinh: tính thanh khoản cao, pháp lý rõ ràng, sinh lợi nhuận khá cao do thị trường hai chiều. Nhưng chịu rủi ro từ lạm phát và chính trị khá lớn
Đa dạng hoá các danh mục đầu tư:
Không có bất kì loại tài sản nào luôn tốt và sinh lợi nhuận cao. Vì vậy nhà đầu tư nên phân tích và vạch ra chiến lược đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau. Nhờ đó mà nếu có một số khoản đầu tư xuống giá thì khoản đầu tư khác có thể lên giá.
Kết luận,
Quản lý rủi ro là gì? Có khó không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư. Học cách quỹ lý rủi ro và phân bổ tài sản là một trong những yếu tố giúp nhà đầu tư có thể giảm thiếu rủi ro và tối đa lợi nhuận. Rất mong bài viết trên đây sẽ gợi ý cho nhà đầu tư hiểu rõ hơn về kĩ năng quản lý rủi ro là gì? Nhờ đó mà nhà đầu tư có thể áp dụng vào giao dịch.
Chúc các nhà đầu tư thành công!
Đầu tư gì là trang tin tức tài chính, với hơn 10 năm trong lĩnh vực này. Website chuyên cung cấp kiến thức về các kênh đầu tư tài chính HOT nhất hiện nay như hàng hóa phái sinh, chứng khoán, forex, tiền điện tử, bất động sản,… Cập nhật tin tức, phân tích tình hình kinh tế, tài chính, cơ hội đầu tư, tiền tệ, tỷ giá ngoại tệ cập nhật đầy đủ nhất tại Đầu tư gì.