Thị trường hàng hóa phái sinh đã có một lịch sử phát triển lâu dài và bền vững cách đây rất nhiều năm đồng thời đã xuất hiện ở rất nhiều các quốc gia khác nhau. Giao dịch hàng hóa phái sinh ra đời để giúp các nhà đầu tư sinh lời nhờ sự chênh lệch về giá của các loại hàng hóa.
Xuất phát từ nền móng của quyền chọn đầu tiên trong lịch sử bởi Thales từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại cho đến Thị trường giao dịch lúa gạo tại Nhật Bản và sau đó là sự hình thành của rất nhiều sở giao dịch hàng hóa khác tại khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp.v.v. mà nổi bật trong đó chính CBOT (sau này là CME Group) là một trong những sở giao dịch hàng hóa lớn và lâu đời nhất thế giới.
Thị trường hàng hóa phái sinh cũng đang dần phát triển tại Việt Nam với phát súng khai mào của loại hình giao dịch này bởi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và sau này với sự thành lập của Sở giao dịch hàng hóa đã tạo điều kiện cho thị trường giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển hơn nữa tại Việt Nam.
Mục lục
Thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh đã hình thành từ thời xa xưa
Từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, thời kỳ Trung cổ tại Châu Âu, xuất phát từ những chợ trao đổi hàng hóa có sự ký kết giữa các nông dân và thương nhân mua bán. Tuy những hợp đồng chưa có tính ràng buộc cao nhưng cũng là một trong những tình huống giao dịch hàng hóa đầu tiên.
Những năm 600 trước Công Nguyên,Thales (triết gia kiêm nhà toán học, thiên văn học của Hy Lạp cổ đại) tuy tận hưởng niềm vui của việc dạy học và truyền giáo nhưng lại phải luôn đối mặt với thực tại là sự túng thiếu. Ông đã đưa ra một quyết định táo bạo là bỏ một số tiền nhỏ để thanh toán trước để sử dụng theo mùa các phương tiện ép dầu trong hai vùng Miletus và Chios.
Nhờ việc đó mà một mùa thu hoạch bội thu và nhu cầu với cái phương tiện ép dầu gia tăng nên ông đã thỏa thuận thanh lý hợp đồng với các chủ phương tiện và thu lại một khoảng lợi nhuận lớn thông qua việc này. Điều này có thể được coi là quyền chọn đầu tiên trong lịch sử loài người – nền móng của quyền chọn tài chính sau này.
Trên thế giới, thị trường giao dịch hàng hóa đã hình thành từ những năm 1697
Sở giao dịch hàng hóa “đúng nghĩa” đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Osaka (Nhật Bản) được điều hành bởi các samurai và được cấp phép bởi Shogun. Vào những năm 1700, giới phong kiến của những vùng nông thôn tại Nhật Bản lựa chọn thu thuế bằng gạo và sau đó sẽ đem đi cất trữ và đấu giá tại Osaka. Các bên sẽ đấu thầu với nhau và sau đó bên thắng thầy sẽ nhận được chứng từ xác nhận để tiến hành giao gạo và trả tiền.

Dojima Rice Exchange – Thị trường hàng hóa phái sinh đầu tiên trên thế giới
Sau này, những chứng từ còn được phép chuyển nhượng giữa các thương gia nên đã dẫn đến sự hình thành của thị trường mua bán những chứng từ này. Tại Dojime, thương nhân muốn giao dịch chứng từ phải thông qua những trung tâm thanh toán – nơi đứng ra chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi trả nếu thương nhân mất khả năng chi trả cho các giao dịch trên.
Thị trường giao dịch lúa gạo Dojima chính là thị trường hàng hóa phải sinh đầu tiên trên thế giới.
Chicago Board of Trade (1848)
Sở giao dịch Thương mại Chicago (CBOT) được thành lập vào năm 1884. Tại đây, ban đầu chỉ là một sở giao dịch hàng hóa nhỏ bao gồm các loại nông sản như lúa mì, yến mạch, ngô… Người mua và người bán cùng nhau tạo nên một thỏa thuận mua bán, tương tự như hợp đồng kỳ hạn nhưng có một rủi ro rất lớn ở đây chính là việc biến động giá quá cao khiến một bên không tuân thủ cam kết. Trong những năm qua, CBOT liên tục tăng trưởng và phát triển.
Sau sự thành công của CBOT thì nhiều Sở giao dịch hàng hóa khác cũng được thành lập như COMEX, NYMEX, Sơ giao dịch Bông New York,…
Các sở giao dịch hàng hóa phải sinh tại Châu Âu
Trong những năm 1980 và đầu 1990, làn sóng giao dịch hàng hóa phái sinh bắt đầu được phát triển tại châu Âu. Tại thời điểm này, các sở giao dịch được thành lập tại hầu hết các thị trường tài chính lớn của Tây Âu nổi bật gồm có Sở giao dịch Hợp đồng tương lai và quyền chọn tài chính London (London International Financial Futures and Options Exchange – LIFFE) tại Anh thành lập năm 1982; Sở giao dịch các công cụ tài chính (Marché à Terme International de France – Matif) tại Pháp năm 1986, và Sở giao dịch DTB tại Đức năm 1990.
Sự xuất hiện của giao dịch điện tử
Được đưa vào sử dụng đầu tiên tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) vào năm 1992 và đã nhanh chóng được chấp nhận cũng như sử dụng rộng rãi. Giao dịch điện tử mang lại cho khách hàng sự nhanh chóng, tăng tính thanh khoản, tính minh bạch và giảm chi phí phát sinh.
Thị Trường Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh còn khá là mới và xuất hiện khá muộn nhưng hiện vẫn đang không ngừng phát triển
Sàn giao dịch hạt điều có kỳ hạn thông quan Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (2002)
Vào ngày 07/03/2002, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phối hợp cùng với Nuttrade.com LLC đã thành lập sàn giao dịch kỳ hạn Hạt điều. Sàn giao dịch này tạo ra nhằm thúc đẩy hoạt động của các loại mặt hàng nông sản và các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc thu gom hàng hóa để giao dịch với các khách hàng quốc tế. Tuy nhiên, sàn giao dịch này vẫn chưa đạt đủ chỉ tiêu như kỳ vọng và đã ngừng hoạt động chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.

Sàn giao dịch Thủy sản Cần Giờ (2002)
Tháng 5/2002, Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC) được thành lập dưới sự đầu tư của Công ty chế biến thủy hải sản Cholimex. Sàn giao dịch này thu hút được các nhà đầu tư nhờ giá sàn, kích cỡ và sản lượng tôm được thỏa thuận công khai và các hạng mục hệ thống được đầu tư về chất lượng.
Tuy vậy, mặc dù chiếm đến 80% sản lượng tôm nuôi tại Cần Giờ tại thời điểm giao dịch nhưng Sàn này đã ngừng hoạt động do không phát sinh thêm giao dịch sau vài tháng hoạt động.
Trung tập Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (2006)

Ngày 4/12/2006, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2278/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC – Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center).
Tháng 12/2008, Trung tâm đi vào hoạt động dưới sự tài trợ của Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Trung tâm này có vai trò vừa là thị trường sơ cấp, vừa là thị trường thứ cấp. Đối với thị trường sơ cấp, người sản xuất đưa sản phẩm vào giao dịch lần đầu tiên, hình thành hợp đồng nguyên thủy. Đối với thị trường thứ cấp, các hợp đồng nguyên thủy được đưa vào các giao dịch có thể mua bán lại quyền mua.
Tuy nhiên, các giao dịch phái sinh cà phê qua sàn vẫn chưa phát triển và còn nhiều hạn chế như quy định về số lượng cà phê giao dịch, vị trí của hệ thống kho bãi,… đã dẫn đến thất bại.
Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn thương tín (2010)
Vào tháng 3/2010, Sàn Giao dịch hàng hóa Sài Gòn thương tín được thành lập bởi Công ty cổ phần Giao dịch Hàng hóa Sài Gòn Thương Tín với 2 mặt hàng chính là đường thô và đường tinh. Các giao dịch phái sinh hàng hóa tại STE vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ bởi vì các giao dịch vẫn là mua bán các hàng hóa được niêm yết tại sàn.
Sau 8 tháng hoạt động, tại mỗi phiên giao dịch thì khối lượng chỉ đạt khoảng 10 tấn đường và Sàn giao dịch gần như dừng hoạt động vì không phát sinh thêm giao dịch từ phía người bán.
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (2010)
Tháng 9/2010, Sở được Bộ Công thương cấp giấy phép thành lập (tên gọi là VNX). Nhằm khắc phục những điểm yếu của các sàn giao dịch trước đó, VNX đã tiếp xúc để trao đổi với các doanh nghiệp hàng hóa trong nước (cà phê, cao su…) để lắng nghe ý kiến và xây dựng các dịch vụ phù hợp. Tuy vậy, đến tháng 8/2012 một số trục trặc về hệ thống công nghệ đã khiến VNX ngưng hoạt động trong vòng 8 tháng.

Đến ngày 9/4/2018, với sự xuất hiện của Nghị định số 51/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung đã tạo cơ hội cho Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hồi sinh trở lại.
Ngày 8/6/2018, Bộ Công Thương chính thức ký
Giấy phép số 486/GP-BCT thành lập Sở Giao
dịch Hàng hóa Việt Nam với tên tiếng Anh là Mercantile Exchange of Viet Nam (viết tắt là MXV).
Tuy được đánh giá là khá mới và “sinh sau đẻ muộn” tại cái thị trường mới nổi song thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh đã có sự phát triển mạnh mẽ ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nhờ vậy các sản phẩm phái sinh cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn nhằm phục vụ cho các khách hàng với nhiều nhu cầu khác nhau. Thị trường hàng hóa phái sinh vẫn còn có những luồng ý kiến khác nhau về vai trò của nó nhưng đây vẫn là một thị trường chiếm phần quan trọng trong hệ thống tài chính.
Kết luận
Bài viết trên đã tóm tắt nguồn gốc và lịch sử hình thành của thị trường giao dịch hàng hoá phái sinh, một trongg nhưngx thị trường đầu tư tiềm năng, hấp dẫn nhất hiện nay.
Hãy theo dõi Dautugi để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến đầu tư tài chính, đặc biệt là đầu tư hàng hoá.