Đầu tư hàng hoá phái sinh đang là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn nhà đầu tư trong những năm gần đây. Vậy đầu tư hàng hoá là gì? Những thuật ngữ quan trọng buộc các nhà đầu tư phải biết khi tham gia thị trường này là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm hàng hoá phái sinh
Hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua/ bán một khối lượng hàng hóa lớn theo các chỉ số về giá. Việc giao nhận hàng hóa sẽ được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Giao dịch hàng hóa ra đời với mục đích giúp các nhà đầu tư kiếm lời từ sự chênh lệch trong giá cả, vừa giúp cho người nông dân, người sản xuất định giá được sản phẩm của mình, tính toán được mức lợi nhuận. Thêm vào đó, doanh nghiệp mua bán có thể cân đối hàng hóa mua bán mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường, tránh được rủi ro .
Những thuật ngữ quan trọng trong giao dịch hàng hoá phái sinh
Thị trường giao ngay (Spot market)
Thị trường giao ngay là thị trường mà hàng hoá được mua, thanh toán và nhận ngay tại thời điểm bán.
Đặc tả hợp đồng
Đặc tả hợp đồng là tài liệu mô tả chi tiết những đặc điểm của hợp đồng tương lai do Sở giao dịch quy định.
Độ lớn hợp đồng
Chính là thuật ngữ quan trọng để chỉ lượng hàng hoá được giao dịch trong mỗi hợp đồng
Các loại hợp đồng trong giao dịch hàng hoá phái sinh
Hợp đồng hàng hoá phái sinh là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần nắm bắt rõ khi tham gia thị trường hàng hoá phái sinh. Có 4 loại hợp đồng chính bao gồm:
- Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts) : Là loại hợp đồng kết thúc trong một thời xác định trước trong tương la, hợp đồng này không quy chuẩn
- Hợp đồng tương lai (Futures): Là hợp đồng kỳ hạn quy chuẩn, giao dịch mua hoặc bán sẽ giao dịch trong một điểm xác định trong tương lai.
- Hợp đồng quyền chọn (Options): Là loạihợp đồng giúp người sở hữu có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
- Hợp đồng hoán đổi (Swap): là một hợp đồng thể hiện sự ràng buộc giữa người mua và người bán về mặt pháp lý. Trong đó, hai bên phải cam kết trao đổi tài sản, hàng hóa, dòng tiền … với bên kia trong một khoảng thời gian nhất định.
Tài khoản giao dịch hàng hoá
Chính là tài khoản mở tại thành viên kinh doanh để thực hiện giao dịch hàng hóa của khách hàng. Tài khoản giao dịch được sử dụng để quản lý tài sản ký quý và hàng hóa cơ sở để chuyển giao, hạch toán lãi/ lỗ vị thế hàng ngày và thực hiện nghĩa vụ trên hợp đồng
Mức ký quỹ
Mức ký quỹ là một trong những thuật ngữ quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý. Mức ký quỹ là số tiền mà nhà đầu tư phải nộp và duy trì bên trong tài khoản để thực hiện thanh toán các khoản phí từ giao dịch hàng hoá phái sinh. Hiểu một cách đơn giản, mức ký quỹ chính là một khoản tiền để đảm bảo các nghĩa vụ hợp đồng. Mỗi loại hàng hoá khác nhau sẽ có mức ký quỹ khác nhau.
- Mức ký quỹ ban đầu : là mức ký quỹ tối thiểu mà khách hàng phải có trong tài khoản khi tham gia giao dịch hàng hoá phái sinh theo quy định của MXV khi thực hiện mở vị thế.
- Mức ký quỹ duy trì: là khoản tiền tối thiểu mà khách hàng phải có trong tài khoản giao dịch hàng hoá để duy trì vị thế theo quy định của MXV.
Hàng hoá cơ sở
Hàng hoá cơ sở trên thị trường hàng hoá phái sinh được chia làm 4 nhóm chính:
- Nhóm nông sản: Ngô, lúa mì, cà phê, cacao…
- Nhóm kim loại: Đồng, nhôm, chì, thiếc , titan…
- Nhóm năng lượng: Dầu thô, dầu đốt, xăng pha chế…
- Nhóm nguyên liệu: Bông, Cao Su, Cà phê Robusta…
Biên độ giao động giá
Biên độ giao động giá là khoảng giao động của giá hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hoá quy định trong ngày giao dịch
Bù trừ
Là thuật ngữ quan trọng trong giao dịch hàng hoá phái sinh, là quá trình ghi nhận giao dịch, xác nhận vị thế và tính toán nghĩa vụ tài chính giữa các bên.
Giá khớp lệnh
Chính là giá giao dịch thành công được xác định trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch.
Giá thanh toán cuối cùng
Là mức giá được xác nhận vào cuối ngày giao dịch để xác định lãi / lỗ hàng ngày của các vị thế
Bước giá
Bước giá là thuật ngữ quan trọng, là khoảng chênh lệch nhỏ nhất giữa hai mức giá
Vị thế
Vị thế chính là tổng khổi lượng hợp đồng phát sinh trong giao dịch nhưng chưa được thực hiện tất toán hoặc thực hiện nghĩa vụ giao nhận.
- Vị thế mở: là tổng số lượng hợp đồng kỳ hạn mà một người nắm giữ (mua hoặc bán). Các hợp đồng này là những hợp đồng chưa được thực hiện tất toán. Khi vị thế hợp đồng còn ở trạng thái mở, thì người nắm giữ buộc phải tham gia vào quá trình giao nhận tài sản cơ sở
- Vị thế đóng (giao dịch đối ứng – đóng vị thế mở): Nhà giao dịch sẽ thực hiện một lệnh ngược với vị thế đang nắm giữ với khối lượng bằng khối lượng vị thế mở đang nắm giữ.
Ngày niên yết
Là ngày giao dịch đầu tiên của một hợp đồng tương lai sau khi đặc tả hợp đồng được sở giao dịch chấp thuận
Ngày thông báo đầu tiên
Chính là ngày mà các bên tham gia giao dịch bắt đầu tham gia vào quá trình giao nhận tài sản cơ sở
Các lệnh cơ bản
- Lệnh thị trường (Market Order/MKT): là lệnh mua/bán các hợp đồng tại mức giá thị trường.
- Lệnh giới hạn (Limit Order / LMT): mua/bán các hợp đồng tại mức giá được xác định mà nhà đầu tư mong muốn.
- Lệnh dừng (Stop Order / STP): là lệnh mua/bán các hợp đồng với lệnh thị trường khi mức giá tại thị trường bằng mức giá dừng được chỉ định trước.
- Lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order / STL): chính là lệnh mua/bán các hợp đồng với mức giá giới hạn khi mức giá tại thị trường bằng mức giá dừng được chỉ định trước.
Qua bài viết này, Dautugi đã giơi thiệu hàng hoá phái sinh là gì và những thuật ngữ quan trọng cần biết trong giao dịch hàng hoá phái sinh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về kênh đầu tư hấp dẫn này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!