Giá Bid là gì? Giá Bid chính là giá mua tiềm năng nhất mà người mua có thể sẵn sàng giao dịch. Hay nói cách khác giá Bid chính là mức giá tốt nhất để mua một loại hàng hoá trong thị trường đầu tư hàng hoá tại thời điểm hiện tại. Vậy cụ thể giá Bid là gì? Hãy cùng đầu tư gì tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Giá Bid là gì?
Giá Bid là gì? Giá Bid chính là mức giá mà người mua có thể chấp nhận mua cho nhà đầu tư, hoặc giá nhà đầu tư bán một cặp tiền hoặc một loại tài sản cụ thể nào đó có thể là cổ phiếu, hàng hoá,… Với kì vọng rằng giá trên thị trường sẽ giảm xuống. Giá bid sẽ luôn thấp hơn và được ghi trước giá ask.
Sự khác nhau giữa giá ask và giá bid là gì?
Sự khác nhau giữa giá ask và giá bid là gì? Trước khi đi vào tìm hiểu sự khác nhau này chúng ta cần đi tìm hiểu khái niệm giá ask là gì?
Giá Ask là mức giá mà trên sàn giao dịch chấp nhận bán cho nhà đầu tư một cặp tiền, loại tài sản cụ thể. Với hy vọng rằng giá của thị trường sẽ đi lên. Giá ask sẽ luôn cao hơn so với thị trường một chút.
Yếu tố | Giá Bid | Giá Ask |
Khái niệm | Giá Bid là giá mà chủ thể là những nhà đầu tư sẵn sàng chi để bán cổ phiếu, hoặc hàng hoá hay một tài sản nào đó | Giá Ask là giá mà chủ thể là những nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phiếu, hoặc hàng hoá hay một tài sản nào đó |
Tỉ lệ | Tỷ lệ giá Bid luôn luôn là tỷ giá bên trái và thấp hơn giá Ask. | Tỷ lệ giá Ask luôn luôn là tỷ giá bên phải và cao hơn giá Bid. |
Ý nghĩa | Đây là những giá thầu cao nhất hiện tại, và nó cũng được xếp ngang hàng với những giá thầu thấp hơn. | Đây là những giá bán cao nhất hiện tại, và nó cũng được xếp chung hàng với những giá thầu cao hơn. |
Đối tượng | Chủ thể là người bán tài sản sẽ dùng giá Bid | Chủ thể là người mua tài sản sẽ dùng giá Ask |
Góc nhìn từ khía cạnh nhà mô giới | Giá Bid sẽ là giá mua của họ, do đó họ sẽ cố gắng rút ví tối đa từ người đầu tư, tức là người mua trong trường hợp này. | Giá Ask sẽ là giá bán của những Brokers, cũng chính vì thế, họ sẽ cố gắng mua những cổ phiếu với giá thấp nhất. |
Ví dụ: Giá Bid của 1 cổ phiếu là mức giá cao hơn thị trường mà người mua sẵn sàng mua và giá Ask của 1 cổ phiếu là mức giá thấp hơn thị trường mà người bán sẵn sàng bán. Giao dịch sẽ được thực thi khi giá Bid = giá Ask. Nói cách khác, khi bạn nhúng tay vào thị trường, bạn sẽ có xu hướng mua với giá Ask và bán với giá Bid
Đối với các chủ thể là những nhà đầu tư dài hạn dự định mua tài sản như cổ phiếu của một công ty và nắm giữ nó trong một thời gian dài, chênh lệch giá giữa giá mua và giá bán hầu như không đáng kể, vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến quá trình ra quyết định của họ.
Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư tham gia đầu tư ngắn hạn, cụ thể là các nhà giao dịch lướt sóng (scalper), các nhà giao dịch trong ngày (day trader) và thậm chí các nhà giao dịch swing (swing trader), mức chênh lệch sẽ đóng một vai trò lớn hơn nhiều.
Để nhằm mục đích có thể thu được lợi nhuận từ các giao dịch, giá thị trường phải biến động theo chiều hướng có lợi cho chủ thể là nhà giao dịch trong một khoảng lớn hơn chênh lệch giữa giá bid và ask. Mức spread càng lớn thì chuyển động giá yêu cầu càng lớn. Vì thế mà giá Bid và giá Ask vô cùng quan trọng.
Sự chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid là gì?
Sự chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid là gì? Sự chênh lệch giữa giá Ask và Bid hay còn được gọi là Bid Ask Spread có nghĩa là sự khác biệt giữa giá Ask và giá Bid của một loại tài sản như chứng khoán, hàng hoá phái sinh… Vì vậy sự khác biệt giữa gía người mua và giá người bán sẽ thể hiện được chính xác mức spead trên phương diện Bid/Ask
Chênh lệch giá mua – giá bán còn phản ánh cung và cầu của một tài sản. Giá chào mua đại diện cho cung và giá chào bán đại diện cho cầu của tài sản đó. Khối lượng chào mua và khối lượng chào bán cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chênh lệch giá mua – giá bán. Khoản chênh lệch này rộng ra khi một bên mạnh hơn hay khi cả hai bên đều không mạnh.
Nhà tạo lập thị trường và nhà giao dịch kiếm tiền bằng cách tận dụng chênh lệch giá mua – giá bán và khối lượng chào mua, chào bán để thu về khoản chênh lệch.
Các yếu tố ảnh hướng đến giá Ask và giá Bid là gì?
Tính thanh khoản:
Tính thanh khoản là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chênh lệch giữa giá Bid/Ask. Thanh khoản càng cao, thì spread càng nhỏ. Ngược lại, nếu thanh khoản thấp sẽ dẫn tới chênh lệch giá rộng hơn.
Tính thanh khoản cao cho chúng ta thấy khối lượng hoạt động của giao dịch lớn. Trong đó thị trường giao dịch không bị chi phối nhiều do người mua hoặc người bán. Nó cho phép mọi giao dịch tài sản diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng. Giảm thiểu sự rủi ro, xáo trộn về giá.
Nếu chủ thể là các nhà mô giới có xu hướng cung cấp các mức chênh lệch thấp hơn ở những thị trường có khối lượng giao dịch cao, vì họ thực hiện giao dịch trong những điều kiện này dễ dàng và ít rủi ro hơn.
Biến động:
Mức độ chênh lệch giá của một công cụ tài chính cũng chịu ảnh hưởng từ những biến động của nó. Trong khoảng thời gian thị trường biến động cao, chênh lệch bid ask có xu hướng nới rộng, một phần vì các nhà môi giới muốn tận dụng biến động để thu được lợi nhuận cao hơn nhưng đồng thời nó cũng mang đến rủi ro lớn hơn cho các chủ thể.
Cũng bởi vậy mà chênh lệch giá Bid/Ask trên nhiều công cụ thường rộng hơn vào thời điểm công bố các thông tin kinh tế quan trọng. Với lịch kinh tế của Admiral Markets, những nhà giao dịch có thể dễ dàng theo dõi những thông tin này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về giá Bid là gì? Đầu tư gì hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư có thể hiểu hơn về thị trường đầu tư tài chính.
Xem thêm: