Trong thị trường tài chính, cụm từ “đòn bẩy tài chính” đã trở nên vô cùng quen thuộc. Các nhà đầu tư thường sử dụng đòn bẩy tài chính như một vũ khí đắc lực. Có thể nói đòn bẩy tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng chiến lược kinh doanh cũng như đầu tư chứng khoán. Vậy đòn bẩy tài chính là gì?
Mục lục
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tiếng anh là leverage trong Anh-Mỹ hay gearing trong Anh-Anh và Anh-Úc. Đòn bẩy tài chính là bất kỳ kỹ thuật nào liên quan đến việc sử dụng nợ (tiền đi vay) thay vì vốn chủ sở hữu để mua tài sản, với kỳ vọng rằng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu vốn từ giao dịch sẽ vượt quá chi phí đi vay, thường là một số bội số — do đó nguồn gốc của từ này từ tác dụng của một đòn bẩy trong vật lý, một cỗ máy đơn giản khuếch đại việc áp dụng một lực đầu vào tương đối nhỏ thành một lực đầu ra tương ứng lớn hơn. Thông thường, người cho vay sẽ đặt ra giới hạn về mức độ rủi ro mà họ chuẩn bị chấp nhận và sẽ đặt ra giới hạn về mức đòn bẩy cho phép và sẽ yêu cầu tài sản mua được phải được cung cấp làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Tận dụng lợi nhuận được nhân lên. Mặt khác, các khoản lỗ cũng tăng lên gấp bội, và có rủi ro là việc sử dụng đòn bẩy sẽ dẫn đến thua lỗ nếu chi phí tài chính vượt quá thu nhập từ tài sản hoặc giá trị của tài sản giảm xuống.
Trích Wikiperia
Định nghĩa trên khá hàn lâm, dài dòng và khó hiều. Nhưng bạn có thể hiểu ngắn gọn về đòn bẩy tài chính như sau. Đòn bẩy tài chính tức là sử dụng vốn vay thay vì sử vốn sở hữu để kinh doanh sinh lời. Điều nay liên quan đến việc sử dụng nợ để thu lợi nhuận trên tài sản.
Ví dụ đơn giản nhất là bạn cần một số tiền lớn để đầu tư hoặc kinh doanh. Nhưng bạn không đủ vốn ở thời điểm hiện tại. Bạn đến ngân hàng hoặc các công ty tài chính vay vốn. Đây là ví dụ điển hiểu cho việc bạn sử dụng đòn bẩy tài chính.
Công thức tính đòn bẩy tài chính là gì?

Trong đó:
- EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Để tính đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả ( I ), ta sẽ được công thức mới

Với:
- F: chi phí cố định;
- v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm;
- p: giá bán;
- Q: số lượng sản phẩm
- I: lãi vay phải trả
Sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào?
Tỷ số đòn bẩy (DFL) cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty.
Một mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn đồng nghĩa là sự dao động trong EPS cũng tăng tương ứng. Trường hợp này xảy ra với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Sử dụng tài chính đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà đầu tư. Ngoài ra còn giúp đa dạng hóa các danh mục đầu tư.
Đặc biệt trong giao dịch thương mại, đòn bẩy tài chính được sử dụng rất nhiều.
Đòn bẩy tài chính đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Nên được các nhà đầu tư vô cùng yêu thích. Nó đánh vào tâm lý muốn đạt nhiều lợi nhuận của nhà đầu tư. Nên các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy với kỳ vọng tỷ suất sinh lời sẽ cao hơn lãi suất vay nợ.
Một trong những ngành sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều nhất đó là bất động sản. Vì khi đầu tư bất động sản, nhà đầu tư cần có nguồn vốn dồi dào. Nhưng đối với những nhà đầu tư có nguồn vốn hạn hẹp. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một lựa chọn vô cùng hợp lý. Nó giúp nhà đầu tư tối ưu hoá trong việc linh động vốn.
Lời kết
Đòn bẩy tài chính đem lại hiệu qủa về lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, nó như “con dao hai lưỡi”. Nếu nhà đầu tư tính toán sai sẽ khiến cho việc mua bán khó khăn hơn. Đối với nhà đầu tư không có vốn cố định hay không xoay sở kịp thì cuối cùng nhà đầu tư sẽ trắng tay. Vì vậy, nhà đầu tư cần hết sức cẩn thận khi sử dụng công cụ này.
Chúc nhà đầu tư thành công!