Công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào? Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào: than đá dầu mỏ. Hiện nay Việt Nam đang tập trung vào những sản phẩm năng lượng đa dạng, quy mô rộng khắp cả nước. Nhờ vậy mà công nghiệp năng lượng tại Việt Nam đang là một trong những ngành kinh tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vậy cụ thể công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào?
Công nghiệp năng lượng là gì?

Công nghiệp năng lượng là một thuật ngữ dùng để chỉ tập hợp các ngành công nghiệp liên quan đến sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Điều này bao gồm các hoạt động khai thác các nguồn năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt, và cả sản xuất điện năng.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì? Có nên đầu tư hàng hoá tại Việt Nam
- Cách mở tài khoản hàng hóa phái sinh cho người mới bắt đầu
Công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào?
Công nghiệp năng lượng bao gồm nhiều ngành khác nhau. Vì vậy, để biết chính xác đó là những ngành nào, ta cần phân tích cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng. Nó được chia làm hai nhóm ngành chính, đó là công nghiệp khai thác nguyên liệu và công nghiệp điện lực.
Công nghiệp khai thác nguyên liệu bao gồm hai ngành chính, đó là công nghiệp khai thác than và công nghiệp khai thác dầu khí. Tại Việt Nam, công nghiệp khai thác than đã có từ lâu với hai phương pháp khai thác chính là lộ thiên và hầm lò. Trong khi đó, công nghiệp khai thác dầu khí mới được hình thành từ năm 1986, nhưng sản lượng tăng liên tục. Điều này đã chứng minh ở năm 2020 sản lượng dầu thô đạt 11,47 triệu tấn, vượt xa kế hoạch đề ra 8%. Đây là một bước tiến vô cùng lớn trong ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam. Dầu khí của Việt Nam phân bố chủ yếu ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa phía Nam, với triển vọng nhất là Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Công nghiệp điện lực cũng là một ngành chính trong công nghiệp năng lượng tại Việt Nam. Trong cơ cấu sản lượng điện, nguồn điện thủy điện và nhiệt điện chiếm tỷ lệ cao nhất. Gần đây, năng lượng tái tạo từ các nguồn như điện mặt trời và điện gió cũng đang được phát triển mạnh mẽ. Chỉ tính riêng trong năm 2021, tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã thống kê được năng lượng tái tạo (điện giá, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt gần 22,68 tỷ KWH. Con số này chiếm 11,8% tổng sản lượng sản xuất trên toàn hệ thống. Đây được xem là một trong những tín hiệu tích cực với ngành công nghiệp điện lực.
Các ngành công nghiệp khác như công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp hoá chất và công nghiệp luyện kim không thuộc công nghiệp năng lượng.
Đặc trưng của các ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam
Khả năng phát triển lâu dài:
- Ngành công nghiệp năng lượng ở Việt Nam sở hữu nhiều nguồn nguyên/nhiên liệu phong phú, đa dạng.
- Thị trường của ngành công nghiệp năng lượng rất lớn, đóng góp hiệu quả kinh tế xã hội cực kỳ cao.
- Ngành công nghiệp năng lượng đã tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác và trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam.
Tiềm năng khai thác đa dạng:
- Việt Nam có tiềm năng lớn về khai thác các nguồn năng lượng như than, dầu khí và các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và thủy điện.
- Tiềm năng thuỷ điện của Việt Nam rất lớn, sản lượng tiềm năng có thể đạt đến 30 triệu kW với sản lượng 260-270 tỷ kWh.
- Sông Hồng và sông Đồng Nai là hai hệ thống sông ngòi có tiềm năng khai thác thuỷ điện lớn nhất Việt Nam.
Cải thiện “ngân khố” quốc gia:
- Ngành công nghiệp năng lượng có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho Việt Nam.
- Việt Nam đã sản xuất các mặt hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, tạo nguồn lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
- Ngành công nghiệp năng lượng cung cấp năng lượng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp doanh thu cho nền kinh tế–xã hội.
Ngành công nghiệp cốt lõi:
- Ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp quan trọng, cốt lõi và là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
- Ngành công nghiệp năng lượng thúc đẩy các tiến bộ khoa học, kỹ thuật của Việt Nam.
Vì sao thuỷ điện tại Việt Nam phát triển?
Ngành thuỷ điện tại Việt Nam phát triển chủ yếu là do Việt Nam có tiềm năng phong phú về nguồn nước và địa hình đồi núi dày đặc. Cụ thể, các nguyên nhân khiến ngành thuỷ điện tại Việt Nam phát triển là:
Tiềm năng thuỷ điện lớn:
- Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều nước và chảy qua ¾ địa hình đồi núi.
- Tiềm năng thuỷ điện của Việt Nam rất lớn, với tổng sản lượng tiềm năng có thể đạt đến 30 triệu kW với sản lượng 260-270 tỷ kWh.
Ưu điểm về chi phí và môi trường:
- Thuỷ điện là một nguồn năng lượng tái tạo, có đặc điểm tiết kiệm chi phí và không gây ô nhiễm môi trường nhiều như các nguồn năng lượng khác.
- Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện có thể tận dụng nguồn lực địa phương và tạo ra nhiều việc làm cho người dân.
Đóng góp lớn cho kinh tế – xã hội:
- Ngành thuỷ điện cung cấp điện cho các ngành kinh tế khác như công nghiệp, dân sinh, nông nghiệp, giao thông vận tải.
- Thuỷ điện còn đóng góp vào việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, thúc đẩy các tiến bộ khoa học kỹ thuật của Việt Nam.
Xem thêm: Top các công ty giao dịch hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh uy tín nhất
Tầm quan trọng của ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam:
Tầm quan trọng của ngành công nghiệp năng lượng là rất lớn. Ngành này là cơ sở thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất hiện đại và không thể thiếu trong việc triển khai các ngành công nghiệp khác. Điện chính là sản phẩm điển hình của ngành công nghiệp năng lượng và nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và những hoạt động sản xuất của con người.
Ngoài ra, ngành công nghiệp năng lượng còn có tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác và đóng vai trò như một bộ phận tất yếu trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng cũng kéo theo những thay đổi tích cực đối với các ngành công nghiệp khác, điển hình là cơ khí hay công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Hơn nữa, công nghiệp năng lượng thu hút các ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng như chế biến kim loại, hóa chất, dệt, chế biến thực phẩm, luyện kim màu… Tổng quan lại, ngành công nghiệp năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và đời sống của xã hội.
Kết luận,
Ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam là một ngành trọng điểm, có tiềm năng lớn và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế và xã hội.