Khi giao dịch đầu tư hàng hóa , việc phân tích kỹ thuật là rất quan trọng. Trong phân tích kỹ thuật các nhà đầu tư cần hiểu các tín hiệu, và điểm pivot là một trong những tín hiệu đảo chiều rất quan trọng. Dautugi hôm nay cung cấp kiến thức về điểm Pivot.
Điểm Pivot là gì?
Điểm pivot là điểm xoay và là chỉ báo trong giao dịch tài chính, nó có thể xác định xu hướng của thị trường tại những thời điểm khác nhau. Pivot dựa vào những giao dịch trong quá khứ gần và sử dụng mức giá cao, thấp và giá đóng cửa để dự đoán xu hướng tương lai.
Pivot cũng là công cụ rất hữu ích, dùng để xác định các điểm hỗ trợ và kháng cự.
Trong giao dịch forex, chúng ta thường thấy các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD hay Stochastic, … Pivot cũng tương tự như các chỉ báo này, vai trò chính cũng là dự báo một xu hướng giá đảo chiều. Tuy nhiên, cách sử dụng Pivot lại rất khác biệt. Có thể kể đến một điểm khác biệt đầu tiên, đó là Pivot chính mà mức kháng cự và hỗ trợ cố định, không biến đổi theo giá. Nhà đầu tư có thể dùng Pivot như chỉ báo Fibonacci.
Điểm xoay Pivot là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, được sử dụng để xác định xu hướng chung của thị trường trong các khung thời gian khác nhau. Bản thân điểm xoay chỉ đơn giản là giá trị trung bình của mức cao, thấp trong ngày và giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Vào ngày tiếp theo, nếu giá nằm trên điểm trục, về mặt lý thuyết, cho thấy tâm lý tăng giá đang diễn ra, trong khi nếu giá nằm dưới điểm trục cho thấy tâm lý giảm. Như vậy có thể thấy, điểm xoay Pivot được tính toán để xác định các mức tâm lý thị trường có thể thay đổi từ tăng sang giảm và ngược lại.
Công thức tính điểm Pivot
Trước khi đi tìm hiểu kỹ hơn về công thức tính của điểm xoay Pivot, các bạn lưu ý 1 điều, điểm xoay Pivot khác rất nhiều so với đường EMA, đường trendline, đường kháng cự và hỗ trợ… ở chỗ là Pivot Point bất di bất dịch, giống nhau trong mọi khung thời gian.
Tuy nhiên, với Pivot Point sẽ không hề xê dịch, luôn là cản tĩnh, có giá trị giống hệt nhau trong mọi khung thời gian.
Không những vậy, do công thức tính của điểm xoay được lấy từ chính giá cao, giá thấp và giá đóng cửa ngày hôm trước để tạo ra các mức R1,R2, R3, S1, S2, S3 và điểm trục Pivot cho biểu đồ của ngày hôm sau.
Chính nhờ vậy sẽ giúp trader có thể bám sát được các mức quan trọng trong suốt ngày giao dịch. Trong đó, điểm PP hay điểm xoay chính sẽ là mức giá quan trọng nhất trong ngày, là sự cân bằng giữa lực mua và lực bán hay lực tăng so với lực giảm.
Điều này cho thấy, khi giá cao hơn điểm xoay, thị trường sẽ tiến dần lên các mức S1, S2, hoặc S3 tức các vùng hỗ trợ, nhờ vậy sẽ được xem là tăng giá.
Ngược lại, nếu giá giảm nằm dưới điểm trục chính, tức giá sẽ tiến về các vùng R1, R2 hoặc R3 tức các vùng kháng cự, nhờ vậy thị trường sẽ được coi là giảm giá.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các bạn cùng theo dõi công thức sau đây của điểm xoay Pivot:
Pivot Point = [Giá cao (kỳ trước) + Giá thấp (kỳ trước) + Giá đóng cửa (kỳ trước)] / 3
Trong khi đó các mức hỗ trợ hay S sẽ được tính như sau:
S1 = (2 x Pivot Point) – Giá cao (kỳ trước)
S2 = Pivot Point – (R1 – S1)
S3 = Pivot Point – (R2 – S2)
Tương tự, các mức kháng cự sẽ được tính như sau:
R1 = (2 x Pivot Point) – Giá thấp (kỳ trước)
R2 = (Pivot Point – S1) + R1
R3 = Pivot Point – (R2 – S2)
Nếu xem kỹ công thức trên bạn sẽ thấy rằng cả R1, R2, R3 và S1, S2,S3 đều lấy giá trị của điểm P hay điểm xoay chính dùng để tính toán.
Chính vì thế điểm xoay sẽ là mấu chốt quan trọng nhất, giống kiểu “người phán xử” xác quyết các mức R và S.
Không những vậy do dựa trên mức cao, thấp và đóng cửa của ngày hôm trước tính toán, nên giữa các mức từ R1, đến R2 hay R2 đến R3 hoặc S1 đến S2 chẳng hạn sẽ được gọi là các khoảng giá hay phạm vi giá.
Phạm vi các giá trị này càng rộng thì khoảng cách giữa các mức trong ngày giao dịch tiếp theo càng lớn. Tương tự như vậy, phạm vi giao dịch càng nhỏ, khoảng cách giữa các mức sẽ càng được thu hẹp vào ngày hôm sau.
Cách sử dụng điểm Pivot
Giao dịch khi thị trường đảo chiều tăng
Khi thị trường đang trong xu thế đảo chiều tăng, điểm Pivot sẽ được sử dụng như cột mốc hỗ trợ hoặc kháng cự. Cụ thể như sau:
- Đặt lệnh mua khi giá bắt đầu tăng tại mức hỗ trợ S1 và S1. Đồng thời, nhà đầu tư cần dừng việc mua khi mức hỗ trợ dưới ngưỡng S2 và S3.
- Đặt lệnh mua khi giá bắt đầu tăng tại mức kháng cự R1 và R2. Đồng thời, lệnh dừng bán phải được đặt ra ngay khi mức hỗ trợ trên ngưỡng R2 và R3.
Giao dịch khi giá Breakout
Không chỉ thị trường đảo chiều, mà điểm Pivot còn có thể sử dụng khi mức giá có khả năng Breakout. Trong trường hợp này, Trader nên thực hiện giao dịch theo hướng sau:
- Đặt lệnh mua khi giá Breakout vươt qua mức kháng cự R1.
- Đến khi giá quay về mức kháng cự R1, bạn hãy dịch chuyển xu hướng bằng việc kết hợp thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác.
Đối với trường hợp thanh giá phá vỡ được mức hỗ trợ hoặc kháng cự, thì điểm Pivot đóng vai trò là mỏ neo để ngăn chặn các giao dịch bốc đồng.
Xem thêm: