Phân tích cơ bản Forex là gì? Những chỉ số quan trọng trong phân tích cơ bản Forex gồm những gì? Kỹ thuật phân tích là một trong những kỹ thuật vô cùng quan trọng khi tham gia vào đầu tư Forex. Phân tích giúp các nhà đầu tư có những nhận định đúng đắn về thị trường. Phân tích cơ bản chính là hình thức dự báo tài chính qua các thời kỳ. Thông qua bài viết này chúng tôi mong muốn cung cấp cho các nhà đầu tư một số thông tin về phân tích cơ bản Forex.
Phân tích cơ bản Forex là gì?
Phân tích cơ bản Forex là dựa vào các chỉ số hỉ báo về kinh tế vĩ mô của một quốc gia như Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP), tình hình việc làm, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)…nhằm xác định xu hướng tiềm năng của đồng tiền đại diện quốc gia đó. Nếu các chỉ báo kinh tế cho tín hiệu tốt, đồng tiền đại diện cho quốc gia đó có thể tăng giá. Ngược lại, nếu các chỉ báo kinh tế cho tín hiệu không tốt, đồng tiền đại diện cho quốc gia đó có thể giảm giá.
Dựa vào đó, họ có thể phân tích và dự đoán cơ bản các chỉ số quan trọng, nhằm kiểm soát được xu hướng chuyển động tỷ giá ngoại tệ trong tương lai. Từ đó, các trader sẽ thu được lợi nhuận đáng kể.
Phân tích cơ bản thường được nhà đầu tư áp dụng trong các chiến lược giao dịch dài hạn. Tuy nhiên những trader giao dịch theo tin tức vẫn có thể kết hợp với phương pháp phân tích này để dự đoán được các ngưỡng kháng cự và tránh rơi vào “bẫy” của thị trường.

Các chỉ số tài chính quan trọng khi phân tích cơ bản Forex?
Khi phân tích cơ bản thì cần nắm rõ những thông tin sau bao gồm: cuộc khủng hoảng chính trị, từ chức công bố, cải tổ công khai nội các Bộ trưởng. Hoặc các phát hành các chỉ số kinh tế cho các quốc gia và các khối nước. Không ngoại trừ những thông tin về xung đột khu vực và quốc tế hay bầu cử và thiên tai. Khi thị trường phản ứng với bất kỳ sự kiện ngoài ý muốn như đánh giá trong bối cảnh phân tích cơ bản là không thể đoán trước và phụ thuộc vào một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, nó có thể dự đoán biến động hơn nữa của các tỷ lệ giao dịch khi phát hành dự kiến của các chỉ số kinh tế.
Ngoài ra bạn còn cần quan tâm đến các chỉ số tài chính sau đây:
Lãi suất,
Lãi suất đóng một phần quan trọng trong các giao dịch Forex. Lãi suất cơ bản (Lãi suất danh nghĩa) được tạo ra là khi các ngân hàng trung ương tạo ra tiền. Sau đó, cho các ngân hàng tư nhân vay. Tỷ lệ phần trăm mà ngân hàng tư nhân trả cho ngân hàng trung ương khi vay tiền.
Tại các ngân hàng trung ương của một quốc gia, lãi suất sẽ được điều chỉnh dựa vào tình hình kinh tế của quốc gia đó.
Trong phân tích cơ bản forex, lãi suất là chỉ báo giao dịch tốt nhất. Khi lãi suất tăng đồng nghĩa giá trị đồng tiền sẽ tăng do sự lưu thông tiền tệ giảm.
Tương tự, khi lãi suất giảm, các ngân hàng và cá nhân vay tiền tăng lên, khiến sự lưu thông tiền tệ tăng và giá trị của đồng tiền sẽ giảm.
Chỉ số lạm phát,
Trong giao dịch Forex, lạm phát càng cao thì đồng tiền mất giá càng nhanh, các nhà đầu tư càng ít khiến nền kinh tế yếu đi. Các đồng tiền trong forex được giao dịch theo cặp. Chính vì thế, lạm phát tăng có thể là dấu hiệu của việc tăng giá của một đồng tiền, nhưng lại là dấu hiệu giảm giá của đồng tiền còn lại. Do đó, các trader cần xem xét các dấu hiệu tăng giảm này một cách tổng thể.

Chỉ số giá tiêu dùng,
Đây là một chỉ báo phân tích cơ bản khá quan trọng vì nó đo lường sự thay đổi trong sức mua của người tiêu dùng theo lạm phát. Chỉ số CPI tăng mạnh trong khoảng thời gian ngắn cho thấy lạm phát cao. Ngược lại, chỉ số CPI giảm sẽ cho thấy giảm phát. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi chỉ số CPI khi thực hiện phân tích cơ bản forex.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
GDP là chỉ số quan trọng thể hiện tình hình kinh tế và sự ổn định tài chính của quốc gia. Khi GDP tăng sẽ cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Quốc gia có chỉ số GDP tăng từ 3 lên 3,5% đồng nghĩa với việc đạt con số an toàn và kinh tế phát triển lành mạnh trừ đi nguy cơ lạm phát.
Tham khảo: Thị trường forex là gì? Ưu điểm của thị trường forex