Hợp đồng quyền chọn sở giao dịch là một công cụ tài chính mạnh mẽ mà nhiều nhà đầu tư và người giao dịch sử dụng để đa dạng hóa danh mục đầu tư và kiếm lợi nhuận từ biến động của thị trường tài chính. Vậy, hợp đồng quyền chọn sở giao dịch là gì? Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về hợp đồng quyền chọn sở giao dịch đến cho nhà đầu tư.
Định nghĩa về hợp đồng quyền chọn sở giao dịch
Hợp đồng quyền chọn ở giao dịch là một loại hợp đồng tài chính cam kết giữa hai bên: người mua quyền chọn và người bán quyền chọn nhằm giao dịch một khối lượng tài sản với một mức giá nhất định trong tương lai.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn sở giao dịch
Hợp đồng quyền chọn sở giao dịch cũng có một số đặc điểm tương đồng với các sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai. Cụ thể như sau:
Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn sở giao dịch có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào. Các tài sản này không cần được chuẩn hóa về số lượng, khối lượng, giá trị hay các điều khoản.
Việc trao đổi và thanh toán tài sản thường không diễn ra vào thời điểm ký kết hợp đồng. Tùy vào kiểu quyền chọn mà hoạt động này sẽ được thực hiện tại thời điểm đáo hạn hoặc thời điểm sau đó.
Các bên tham gia vào hợp đồng quyền chọn sở giao dịch không cần phải ký quỹ mà thay vào đó phải chịu phí quyền chọn (premium). Người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định.
Tại thời điểm đáo hạn, người mua không bắt buộc phải thực hiện quyền trong hợp đồng. Trường hợp người mua thực hiện quyền thì người bán có nghĩa vụ thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng, nghĩa là phải bán đúng với mức giá đã thỏa thuận.
Nếu muốn đóng vị thế của mình trong hợp đồng quyền chọn sở giao dịch, các bên phải tham gia một hợp đồng quyền chọn khác với vị thế đối lập, tức là để đóng vị thế chọn mua thì bạn bán lại quyền chọn mua đó với cùng tài sản cơ sở, ngày đáo hạn, giá thực hiện.
Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn sở giao dịch
Ưu điểm
- Giúp nhà đầu tư sẽ có rất nhiều thời gian phân tích về xu hướng, biến động giá của hàng hoá bởi vì khoảng thời gian từ lúc mua đến lúc đáo hạn khá dài, từ đó sẽ giúp nhà nhà đầu tư có thể quyết định mua hay bán.
- Cho phép nhà đầu tư tối ưu mức lợi nhuận cao nhất khi giao dịch. Nếu biến động giá diễn biến đúng xu hướng mà nhà đầu tư dự đoán thông qua việc bán quyền chọn thì nhà đầu tư có thể tối ưu lợi nhuận.
- Là công cụ bảo hiểm, giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Nhà đầu tư chọn mua quyền chọn bán, trong trường hợp giá hàng hóa đi ngược với dự đoán ban đầu. Lúc này, lợi nhuận từ quyền chọn bán mang lại sẽ giảm thiểu thiệt hại do hàng hóa đang nắm giữ xuống giá.
- Cho phép nhà đầu tư hưởng lợi từ biến động giá hàng hóa mà không cần thanh toán hết toàn bộ giá trị của hàng hóa đó.
Nhược điểm
- Hợp đồng quyền chọn sở giao dịch có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết kỹ thuật để tận dụng hết tiềm năng của chúng.
- Người bán quyền chọn có thể đối mặt với rủi ro lớn, đặc biệt là khi thị trường phát triển theo hướng không mong muốn.
- Người mua phải trả một khoản phí để sở hữu quyền chọn, và nếu không thực hiện quyền, họ mất số phí này mà không nhận được tài sản nào.
MXV chính thức giao dịch hợp đồng quyền chọn sở giao dịch
Từ ngày 26/6, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) chính thức triển khai giao dịch các hợp đồng quyền chọn hàng hóa trên phạm vi toàn quốc. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Vai trò của sở giao dịch trong giao dịch hợp đồng quyền chọn sở giao dịch
Đặt ra những quy tắc và quy định: Sở giao dịch đặt ra quy tắc và quy định để đảm bảo rằng mọi giao dịch diễn ra theo cách minh bạch và công bằng.
Kiểm soát rủi ro hợp đồng: Sở giao dịch sẽ đảm bảo quản lý rủi ro và giữ vững tính thanh khoản để ngăn chặn sự cố trong hệ thống.
Cung cấp nền tảng giao dịch: Sở giao dịch cung cấp hệ thống giao dịch để nhà đầu tư có thể đưa ra lệnh mua và bán hợp đồng quyền chọn và chịu trách nhiệm cho việc thanh toán và giao nhận của các giao dịch, đảm bảo rằng tiền và tài sản được chuyển giao đúng cách.
Quy định về thực hiện hợp đồng quyền chọn trên sở giao dịch
Luật Thương mại năm 2005 và các nghị định hướng dẫn khác đã quy định các chủ thể có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng quyền chọn cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, cụ thể gồm có: Khách hàng, thành viên kinh doanh, thành viên môi giới, trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận của Sở Giao dịch hàng hóa.
Đối tượng của hợp đồng quyền chọn không phải hàng hóa mà là quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán đối với hàng hóa. Quyền này cho phép người mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ được mua hoặc bán một số lượng xác định các loại hàng hóa hiện hiện tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn sở giao dịch
Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của quyền chọn sở giao dịch, chúng ta sẽ đến một ví dụ sau đây:
Giả sử vào ngày 05/04/2023, A là một nhà đầu tư và A quyết định mua từ B một hợp đồng quyền chọn 30.000 tấn lúa với giá là 150.000 đồng/ tấn trong thời hạn là 3 tháng. Trong đó:
- Anh A là người mua quyền chọn, anh B là người bán hợp đồng quyền chọn
- Tài sản cơ sở lúc này là 30.000/ tấn lúa
- Giá thực hiện là 150.000 đồng/tấn lúa
- Ngày đáo hạn cho loại hàng hóa này là 05/07/2022.
- Phí thực hiện hợp đồng: 300.000 đồng
Đến ngày đáo hạn quyền chọn, sẽ có hai khả năng xảy ra:
- Giá thị trường của lúa lúc này tăng lên là 170.000 đồng/ tấn lúa
- Giá thị trường của lúa lúc này giảm xuống còn 120.000 đồng/ tấn lúa
Sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1
Nếu giá lúa trên thị trường lúc này là 170.000 đồng/tấn, anh A sẽ thực hiện quyền chọn mua với mức giá 150.000 đồng/tấn, và sau đó bán ngay trên thị trường với mức giá 170.000 đồng/tấn và lợi nhuận ngay số tiền chênh lệch là 20.000 đồng/tấn (trừ đi phí thực hiện hợp đồng: 300.000 đồng)
Trường hợp 2
Nếu giá lúa gạo trên thị trường lúc này là 120.000 đồng/tấn, việc mua lúa theo giá thực hiện là 150.000/tấn lúa sẽ khiến cho anh A phải bỏ thêm ra 30.000 đồng/tấn. Lúc này anh A sẽ có hai lựa chọn:
- Thứ nhất: Không thực hiện quyền chọn và phải chấp nhận việc mất 300.000 đồng cho quyền chọn.
- Thứ hai: Mua giá lúa thấp hơn mức giá thực hiện, hy vọng giá lúa trong tương lai sẽ tăng và thực hiện bán lại trên thị trường.
Xem thêm: 3 cách tham gia hợp đồng quyền chọn Sở giao dịch hàng hoá
Kết luận
Hợp đồng quyền chọn sở giao dịch không chỉ là một công cụ tài chính mà còn là một chiến lược đầu tư mạnh mẽ và linh hoạt. Qua việc mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán, nhà đầu tư có cơ hội tận dụng biến động của thị trường mà không cần phải sở hữu trực tiếp tài sản cơ bản nào. Hi vọng bài viết của Dautugi sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hợp đồng quyền chọn sở giao dịch, cách mua và bán những sản phẩm hàng hóa để mang lại lợi nhuận cao nhất nhé!