Các nhà đầu tư rất quen thuộc với các thị trường tài chính như chứng khoán, Forex hay tiền ảo,… Những năm gần đây, còn một thị trường nổi lên thu hút các nhà đầu tư là thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh. Vậy cơ hội và rủi nào cho các nhà đầu tư mới, dautugi sẽ giúp bạn tìm hiểu.
Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh (Commodity derivative) là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá và có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, công cụ này giúp cho người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm cao hơn và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai. Các yếu tố giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa,… được xác Sở giao dịch hàng hóa quy định.
Hàng hóa phái sinh là các hợp đồng tài chính giao dịch lại trên các tài sản cơ sở, được thiết kế trước ở tương lai và có giá trị pháp lý trong thời điểm nhất định. Đây là kênh đầu tư hợp pháp, hấp dẫn các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch của giá cả hàng hóa trên thị trường.
Quan trọng hơn cả, hàng hóa phái sinh là công cụ tài chính giúp cho người nông dân, nhà sản xuất định giá được sản phẩm của mình với giá cao, tính toán được mức lợi nhuận; giúp doanh nghiệp mua bán có thể cân đối hàng hóa mua bán mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường, tránh được rủi ro. Hàng hóa phái sinh thực chất là hình thức giao dịch các loại hàng hóa được. quy định theo các chỉ số về giá, trong đó khách hàng thực hiện mua hoặc bán khối lượng hàng hóa lớn tại mức giá xác định và việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa,.. được các sở giao dịch hàng hóa quy định.
Tại Việt Nam, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) – đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia, sẽ là cầu nối với các sở giao dịch hàng hóa lớn của các nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản,… Việc giao nhận hàng hóa sẽ được thực hiện ở một thời điểm xác định trong tương lai.
Hiện tại, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam chưa tổ chức việc giao nhận hàng hóa vật chất nên các nhà đầu tư tại Việt Nam chỉ giao dịch với các nước trên thế giới theo chỉ số về giá cả dựa trên các hợp đồng thương mại hàng hóa mà không nhận hàng. Thị trường hàng hóa phái sinh tuy là một thị trường mới nổi nhưng lại giành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là thị trường thứ cấp dựa trên các hợp đồng thương mại hàng hóa được hình thành từ thị trường sơ cấp. Tại thị trường thứ cấp các hợp đồng thương mại hàng hóa được giao dịch lại.
Lợi ích khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Đòn bẩy cao: Với đặc thù chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, hợp đồng tương lai sẽ mang lại cho nhà đầu tư mức đòn bẩy rất cao, khiến cho số lãi nhận được có thể lớn hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu.
- Có thể mua/bán liên tục trong ngày: Nếu như trong giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu phải chờ 2 ngày để cổ phiếu về tài khoản mới có thể thực hiện bán, thì ở giao dịch hợp đồng tương lai, lợi ích từ việc nhà đầu tư có thể ngay lập tức đóng vị thế vừa mở (bất kể là vị thế mua hay vị thế bán). Như vậy, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên để tìm kiếm lợi nhuận trên mọi biến động của thị trường.
- Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm: Hiện tại trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư đang không có côn g cụ để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường giảm điểm. Tuy nhiên, với hợp đồng tương lai, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện được việc này. Nhà đầu tư có thể tham gia vào vị thế bán hợp đồng tương lai bất kỳ lúc nào với điều kiện duy nhất cần đáp ứng là nộp đủ số lượng ký quỹ yêu cầu trước khi tham gia hợp đồng. Khi chỉ số giảm đúng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận từ giao dịch bán hợp đồng tương lai của mình.
- Tính minh bạch cao: Giao dịch hàng hóa phái sinh đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động công khai tại Việt Nam, được pháp luật bảo vệ nên nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm giao dịch được thực hiện một cách minh bạch, an toàn.
- Tính thanh khoản cao: Đối với bất động sản hay gửi lãi ngân hàng, bạn sẽ phải mất thời gian mới có lợi nhuận. Tuy nhiên, hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao do giao dịch trực tiếp tới các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, thời gian giao dịch tùy theo mặt hàng giao động từ 8 tiếng – 18 tiếng/ ngày (từ thứ 2 – thứ 6). Giao dịch hai chiều với thời gian chờ T+0, do đó, nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận về ngay sau khi thực hiện giao dịch mua và bán.
- Tỷ lệ ký quỹ vượt trội: So với các kênh đầu tư truyền thống như bất động sản hay chứng khoán, phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ ưu việt hơn hẳn (tối đa 1:30/hợp đồng, tùy theo từng mặt hàng).
- Đầu tư mọi lúc mọi nơi: Đầu tư hàng hóa phái sinh chủ yếu diễn ra qua hình thức trực tuyến, hệ thống phần mềm giao dịch tiện ích đa nền tảng, nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm đầu tư mọi lúc mọi nơi chỉ cần có liên kết mạng Internet. Điều này giúp hạn chế tối đa thời gian đi lại và tiết kiệm chi phí.
Rủi ro khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Chứng khoán phái sinh với đặc tính giá biến động lớn và nhanh do tỷ lệ đòn bẩy cao, khoảng 6 lần, do đó NĐT khi tham gia cần nắm vững kiến thức cũng như chuẩn bị tâm lý để tránh mua/bán quá nhiều trong ngày theo biến động giá và dẫn đến thua lỗ.
- Khi giao dịch phái sinh NĐT chỉ ký quỹ một phần nên nếu trong phiên giá biến động ngược chiều với kỳ vọng thì nhà đầu tư cần phải bổ sung tiền ngay để tránh bị đóng bớt hợp đồng đang nắm giữ để đưa tài khoản về mức an toàn.
Xem thêm: