Bảo lãnh đối ứng là gì? Bảo lãnh đối ứng được hiểu đơn giản nhất đó chính là bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh đối ứng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính luôn được điều tiết. Vậy cụ thể bảo lãnh đối ứng là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bảo lãnh đối ứng là gì?
Bảo lãnh đối ứng là gì? Bảo lãnh đối ứng chính là một sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Bảo lãnh đối ứng chính là một cam kết đảm bảo của ngân hàng trung gian chi trả cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Cụ thể theo thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng định nghĩa về bảo lãnh đối ứng (tiếng Anh là Reciprocal Guarantee) như sau:
“Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng”.
Nếu như bên bảo lãnh thực hiện đầy đủ và đúng theo những cam kết trong hợp đồng bảo lãnh đối với yêu cầu cho khách hàng của bên được bảo lãnh thì tổ chức tín dụng trung gian sẽ được giải ngân đầy đủ số tiền cộng thêm lãi suất cho bên bảo lãnh.
Cụ thể:
- Bên bảo lãnh: đại điện tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh
- Bên được bảo lãnh: là tổ chức, cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh và bên bảo lãnh đối ứng
Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng là gì?
Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng là gì? Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 21 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng quy định rõ nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối với trường hợp bảo lãnh đối ứng như sau:
- “Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
- Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh đối ứng. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng được coi là hợp lệ khi bên bảo lãnh đối ứng nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh đối ứng và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh đối ứng. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
- Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đối ứng đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Trường hợp bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết. Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.”
Quy trình hoạt động của bảo lãnh đối ứng là gì?
Quy trình hoạt động của bảo lãnh đối ứng là gì? Quy trình hoạt động của bảo lãnh đối ứng không quá phức tạp, thông qua những bước như sau:
- Giá đốc và Ngân hàng phát hành bảo lãnh (người thụ hưởng) sẽ thực hiện kí kết một hợp đồng mua bán. Giám đốc và người thụ hưởng nên đặt tại những đất nước khác nhau để đảm bảo rằng bảo lãnh đối ứng diễn ra một cách suôn sẻ. Nếu không thì giám đốc có thể lựa chọn một bảo lãnh ngân hàng có lợi cho bên thụ hưởng mà không cần sử dụng tới hình thức bảo lãnh nào.
- Tiếp theo, giám đốc sẽ hướng dẫn ngân hàng của mình để phát hành bảo lãnh đối ứng.
- Bên hướng dân (ngân hàng của giám đốc) sẽ phát hành bảo lãnh đối ứng có lợi cho ngân hàng bảo lãnh. Như vậy sẽ giúp phát hành bảo lãnh ngân hàng phản kháng lại các khoản bồi thường đối ứng.
- Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành bảo lãnh có lợi cho người thụ hưởng.
Để hiểu rõ hơn về quy trình hoạt đồng này. Nhà đầu tư cần hiểu rõ những thuật ngữ về các đối tượng tham gia được nêu rõ dưới đây:
- Giám đốc ngân hàng: Bên đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng
- Ngân hàng hướng dẫn: Bên yêu cầu ngân hàng của người thụ hưởng phát hành bảo lãnh với khoản bồi thường đối ứng
- Ngân hàng bảo lãnh: Có nhiệm vụ bảo đảm số tiền bồi thường được thanh toán nếu tiền gốc bảo lãnh không đáp ứng được các điều khoản có trong hợp đồng
- Người thụ hưởng: Bên có lợi và thường là cho người bảo lãnh
Mục đích của bảo lãnh đối ứng là gì?
Mục đích của bảo lãnh đối ứng là gì? Bảo lãnh đối ứng được các ngân hàng sử dụng khá thông dụng như hiện nay. Mục đích của bảo lãnh đối ứng là:
- Bảo lãnh đối ứng chính là cảm kết giúp đảm bảo nghĩa vụ của các bên tham gia.
- Giảm thiểu những rủi ro không trả nợ của bên bảo lãnh và giảm rủi ro cho bên được bảo lãnh khi đối tác không thực hiện các nghĩa vụ và cam kết trong hợp đồng.
- Bảo lãnh đối ứng cho các hợp đồng tài chính quốc tế, từ đó giúp hạn chế các rủi ro kinh tế và chính trị. Nếu bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, ngân hàng có trụ sở nước ngoài thì các ngân hàng ở nước ngoài đó sẽ thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.
- Bảo lãnh đối ứng cho các hợp đồng tài chính quốc tế giúp loại bỏ rủi ro thẩm quyền tài phán nước ngoài.
Trên đây là những thông tin về bảo lãnh đối ứng là gì? Hãy tìm hiểu thêm những kiến thức đầu tư tại đây:
Xem thêm:
- Bullish là gì? Chiến lược giao dịch với Bullish năm 2021
- Chỉ báo ADX là gì? Những thông tin về chỉ báo ADX