Inside bar là một trong những mẫu hình phổ biến và mạnh nhất trong giao dịch Price Action. Bởi nó vô cùng linh hoạt vừa có thể giao dịch đảo chiều vừa có thể giao dịch xu hướng. Nến Inside Bar báo hiệu sự chuyển động của thị trường theo xu hướng giảm với tốc độ giao dịch chậm lại để tìm ra một phương hướng mới tiếp theo của thị trường. Vậy nến Inside bar là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây?
Inside Bar là gì?
Mô hình nến Inside Bar là một mô hình được kết hợp bởi 2 hoặc nhiều nến thông thường nhất là hai nến. Trong đó kích thước từ đỉnh tới đáy của nến trước bao trùm toàn bộ kích thước từ đỉnh tới đáy của các nến sau. Thể hiện một chiều hướng mới tiếp diễn chiều hướng trước đó.
Trong đó, nến bao trùm phía trước được gọi là Mother Bar, hay còn gọi là nến mẹ. Các nến con phía sau được gọi là Inside Bar, hay còn gọi là nến con.
Một nến Inside bar có thể đang cho thấy thị trường đang ở trạng tích lũy, tức là đang dồn nén lực để chuẩn bị bứt phá một cú lên hoặc xuống mạnh. Mô hình nến này có tỷ lệ rủi ro khá thấp nên được nhà đầu tư sử dụng tham gia giao dịch và thường xảy ra ở các mức độ kháng cự quan trọng.
Đặc điểm của mô hình Inside bar?
- Các cây nến nhỏ đều nằm gọn trong thân của nến mẹ.
- Đối với điểm cao hay thấp của các nến nhỏ đều phải nằm sau nến đầu tiên, các nến nhỏ có thể vượt ra khỏi nhau nhưng không được vượt qua khỏi nến đầu tiên.
- Nến trước đó có thể là màu xanh hoặc màu đỏ và các nến sau cũng tương tự như vậy. Nhưng đôi khi nó vẫn có sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào biến động của thị trường.
Một inside bar điển hình xảy ra khi thị trường củng cố sau một động thái lớn, chúng cũng có thể xuất hiện ở một điểm xoay của thị trường, và cũng có thể là ở các mức hỗ trợ/ kháng cự chính của thị trường. Bên cạnh đó Inside Bar thường cung cấp điểm vào với tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro tốt hay một điểm thoát hợp lý.
Cách giao dịch với Inside Bar?
Có hai cách cơ bản để giao dịch với inside bar: là tín hiệu tiếp tục xu hướng và tín hiệu đảo chiều.
Cách 1: Giao dịch theo thị trường đã có xu hướng:
Đây là cách dễ nhất cho những ai còn “non” tay trong thị trường đầu tư. Khi giao dịch, nếu thị trường đã có xu hướng, thì việc của chúng ta là chỉ tìm tín hiệu để giao dịch thuận theo xu hướng đó mà thôi. Đây là thời điểm tốt, nhà đầu tư nên nắm bắt cơ hội để thực hiện giao dịch ngay với số lượng nhỏ và chậm chậm đến khi giá xuống thấp hoàn toàn.
Để giao dịch trong trường hợp này như sau:
- Phải có sự xuất hiện nến Inside Bar trong một xu hướng
- Xác định lực của quá trình tích lũy còn không
- Vào lệnh Buy/Sell theo xu hướng đó
- Dừng lỗ dưới Inside Bar
- Chốt lời tùy theo tỉ lệ rủi ro:lợi nhuận của mỗi trader
Cách 2: Giao dịch theo thị trường ngược xu hướng
Nếu thị trường đã có xu hướng tuy nhiên Inside Bar xuất hiện ở cuối xu hướng, thì việc của chúng ta cần làm là tìm tín hiệu để giao dịch tại các mức ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Để giao dịch trong trường hợp này như sau:
- Phải có sự xuất hiện nến Inside Bar
- Xác định lực của xu hướng còn hay không
- Xác định xem nến này có gần các vùng hỗ trợ hay kháng cự gì không
- Vào lệnh Buy/Sell theo theo ngưỡng vùng hỗ trợ hay kháng cự đó
- Dừng lỗ trên Inside Bar
- Chốt lời tùy theo tỉ lệ rủi ro:lợi nhuận tùy mỗi trader
Vì vậy, đối với những nhà đầu tư lần đầu tham gia vào thị trường thì đây là chiến lược giao dịch không dễ dàng, đòi hỏi phải có kiến thức lâu dài mới vận dụng được chiến lược này nên các trader hãy suy nghĩ kỹ khi lựa chọn.
Tham khảo: Mô hình nến Pin Bar là gì? Đặc điểm của mô hình nến Pin Bar