Khi giao dịch hàng hóa phái sinh, để có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cường lợi nhuận, chúng ta cần nắm được điểm mấu chốt khi giao dịch. Và thời điểm vào lệnh cũng như thoát lệnh chính là một trong những điểu mấu chốt chính. Để có thể nắm bắt thời cơ vào lệnh và thoát lệnh thì không thể thiếu công cụ đắc lực chính là mẫu hình nến đảo chiều.
Mẫu hình nến đảo chiều là gì?
Mẫu hình nến đảo chiều hay còn gọi là mô hình nến đảo chiều. Nó là một mô hình nến Nhật. Mẫu hình nến đảo chiều dùng để báo hiệu xu hướng tăng hay giảm của giá cả hiện tại.
Mô hình nến đảo chiều bao gồm 2 loại là mô hình nến đảo chiều tăng và mô hình nến đảo chiều giảm.
- Mô hình nến đảo chiều giảm sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng, báo hiệu xu hướng giá sẽ giảm.
- Mô hình nến đảo chiều tăng sẽ xuất hiện sau một xu hướng giảm, báo hiệu xu hướng giá bắt đầu đi lên.
Ví dụ về một số mô hình nến đảo chiều tăng là: Hammer, Dragonfly Doji, Bullish Engulfing, Tweezer Bottom, Morning Star,…
Mẫu hình nến đảo chiều giảm thì có Shooting Star, Gravestone Doji, Bearish Engulfing, Tweezer Top, Evening Star,…
Các quy tắc khi giao dịch với mẫu hình nến đảo chiều
Để có được kết quả như mong muốn khi giao dịch với mẫu hình nến đảo chiều, có những quy tắc bạn cần nhớ:
- Chỉ nên vào lệnh khi mô hình nến đảo chiều đã được hình thành.
- Cắt lỗ: Đối với các mô hình đảo chiều, bạn có thể dừng lỗ ở trên hoặc dưới cùng của mô hình. Để tránh trường hợp nên rút chân bạn nên đặt cắt lỗ cách râu nến của mô hình đảo chiều thêm 2-3 pip nữa.
- Chốt lời: Giá tối thiểu dùng để chốt lời đối với mô hình nến đảo chiều bằng kích cỡ mà mô hình nến hình thành. Cách chốt lời là dò từ điểm cao nhất, tính ra số pip và áp dụng để chốt lời.
Các lưu ý quan trọng khi giao dịch với mẫu hình nến đảo chiều
Xác định đúng mô hình nến đảo chiều
Để xác định đúng các mẫu hình nến đảo chiều cần chờ đến khi nến đóng cửa. Điều này vô cùng cần cần thiết, vì thế bạn phải luôn chờ đến khi giá đóng cửa để xác định xem mô hình nến đảo chiều có được hình thành hay không, nếu có thì chính xác là mô hình nào?
Có rất nhiều khung giao dịch dành cho bạn, các khung giao dịch phổ biến trên các nền tảng là M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, W1, và MN.
Trong các khung thời gian phổ biến trên, khung giao dịch H4 và D1 là 2 khung thời gian khó xác định thời gian đóng nến nhất. Đối với 2 khung thời gian này bạn cần cần biết được thời gian đóng cửa, mở cửa thị trường.
Đối với các khung giờ còn lại thì rất dễ dàng xác định thời gian đóng nến.
Luôn đặt Stop Loss
Mẫu hình nến đảo chiều là một công cụ đắc lực khi giao dịch, nhưng mọi thứ chỉ mang tính tương đối vì còn rất nhiều công cụ kỹ thuật khác – nó có xác suất thành công! Vì vậy bạn hãy luôn đặt Stop loss khi giao dịch các mô hình nến đảo chiều.
Kết hợp mô hình nến đảo chiều với các công cụ khác
Để gia tăng hiệu quả khi sử dụng mô hình nến đảo chiều, hãy kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác như hỗ trợ kháng cự, trendline, đường trung bình,..
Việc kết hợp các công cụ kỹ thuật với nhau rất đa dạng, tùy theo sở trường của bạn về các công cụ nhất định để đưa ra chiến lược phù hợp.