Mô hình nến Nhật là gì – Tổng hợp các mô hình nến Nhật cơ bản trong đầu tư

by

Khi giao dịch hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư không thể nào thiếu phân tích kỹ thuật. Và mô hình nến Nhật chính là một trong hai tinh hoa người Nhật vô cùng tự hào được người Nhật tạo ra. Bất cứ ai khi giao dịch cũng đều sẽ sử dụng qua công cụ này. Vậy mô hình nến là gì? Bài viết sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về mô hình nến Nhật.

Mô hình nến Nhật là gì?

Nến Nhật được sử dụng để mô tả hành động giá cả, hoặc biến động tỷ giá cũng như mô tả tâm lý của trader nhờ vào 4 thông tin xuất hiện trong 1 phiên giao dịch

Nguồn gốc của mô hình nến Nhật

mô hình nến nhật là gi
mô hình nến nhật là gi

Cha đẻ của mô hình nến Nhật là một thương nhân Nhật Bản tên là Munehisa Homma.

Ông sinh ra tại thành phố cảng Sataka vào năm 1724. Osaka là thị trường buôn bán lúa gạo lớn nhất Nhật Bản, vì vậy ông đã quyết định đến Nhật Bản để đầu cơ. Gạo không chỉ là hàng hóa mà có thể dùng để đổi lấy các đồ dùng sinh hoạt hay các hàng hóa thực phẩm khác. Thậm chí lúa gạo còn được “bán” trước cả khi thu hoạch thông qua các “văn tự bán gạo”. Các văn tự gạo được buôn bán tương tự như chúng ta mua bán cổ phiếu của các công ty bây giờ.

Ông đã cho rằng mấu chốt để thắng trong cuộc chơi lúa gạo này là thông tin. Vì vậy ông sử dụng hàng trăm người người rải khắp các vùng trồng lúa lớn nhất để tạo một mạng lưới thông tin về lúa gạo lớn nhất Nhật Bản bấy giờ…

Và lúc này ông phát minh ra một thứ gọi là “đồ thị nến”. Ngày nay được gọi là biểu đồ nến Nhật. Ông sử dụng để biểu hiện biến động giá cả trên thị trường trong nhiều năm liền. Ông vẽ chúng, nghiên cứu, đối chiếu với các tác động của các nhân tố như biến động thời tiết, tình hình kinh tế, chính sách thuế của nhà nước, … để tìm ra quy luật chuyển động giá.

Sau nhiều năm nghiên cứu, phi vụ “ba ngày mua, một ngày bán” đã diễn ra. Đây là phi phụ đầu cơ nổi tiếng đi vào lịch sử.

Xem thêm:  Đầu tư Online là gì?Top 3 kênh đầu tư Online hiệu quả?

Phi vụ này được thực hiện như sau:  Munehisa Homma chỉ mua vào mà không hề bán ra trong suốt 3 ngày liền. Khi thực hiện điều này ông nhận về rất nhiều sự tò mò, kể cả nhạo báng. Vì trong 3 ngày đó toàn những thông tin tốt về mùa màng. Đến ngày thứ tư, liên tiếp các thông tin mất mùa từ các nơi đổ về, giá tăng vọt mà không có lúa gạo hay văn tự để mua, tất cả đều phải mua của Homma.

Chỉ trong vòng 4 ngày, ông trở thành người giàu nhất Nhật Bản và còn kiểm soát toàn bộ thị trường gạo Nhật Bản lúc bấy giờ.

Sau đó, Munehisa Homma đến Tokyo để làm cố vấn tài chính cho Đức Vua và thắng 100 phi vụ đầu cơ liên tục! Từ đó ông được mệnh danh là “Chúa tể thị trường”.

200 năm sau, các mô hình nến và biểu đồ nến Nhật mới được giới thiệu đến thế giới phương tây bởi Steve Nison, trong cuốn sách của có tên là Kỹ thuật biểu đồ nến Nhật Bản.

Các đặc điểm của mô hình nến Nhật

Đặc điểm của mô hình nến nhật
Đặc điểm của mô hình nến nhật

Nến Nhật rất linh hoạt và phổ biến vì có thể được sử dụng cho bất kỳ khung thời gian nào. Cho dù 1 ngày, 1 giờ, 30 phút, bất cứ khi nào bạn muốn bạn đều có thể sử dụng. Chúng được sử dụng để mô tả hành động của giá trong khung thời gian đó.

Nếu bạn mở biểu đồ D1 (Daily), 1 nến thể hiện hành động giá trong 1 ngày – 24h.

Nếu bạn mở biểu đồ H4, 1 nến thể hiện hành động giá trong mỗi 4h. 

Giá mở cửa và đóng cửa được xác định dựa vào màu của các mô hình nến Nhật.

  • Nến tăng (màu xanh lá) có giá mở cửa THẤP HƠN giá đóng cửa.
  • Nến giảm (màu đỏ) có giá mở cửa CAO HƠN giá đóng cửa.
  • Phần giữa khoảng giá mở cửa và đóng cửa gọi là thân nến (body).
  • Các đoạn thẳng trên và dưới thân nến gọi là bóng nến, bóng nến ở trên là upper shadow, bóng nến ở dưới là lower shadow.
  • Giá cao nhất (high) là giá tại bóng trên của nến.
  • Giá thấp nhất (low) là giá tại bóng dưới của nến.

Kỹ thuật phân tích mô hình nến phổ biến trong giao dịch

Tóm tắt một số chiến lược chính

  • Thân nến càng dài cho thấy lực mua / bán càng mạnh. Thân nến dài thể hiện sự khác biệt rất lớn giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Điều này cho thấy rằng nếu nến xanh, người mua áp đảo người bán, hoặc nếu nến đỏ, người bán đang gây áp lực mạnh.
  • Thân nến ngắn cho thấy thị trường đang chậm lại và cả hai bên đều chưa quyết định.
  • Bóng đổ dài cho thấy thị trường đang trong cuộc chạy đua giữa hai bên. Hai bên thuận mua vừa bán khiến giá cả lên xuống thất thường. Cần lưu ý phần đỉnh của bóng (cao / thấp) để đánh giá các mức kháng cự (hỗ trợ, kháng cự).Mô hình 3 cây nến tăng (Bearish Falling Three Candlestick Pattern)
Xem thêm:  Hướng dẫn cách đầu tư hàng hoá phái sinh hiệu quả?

Một số mô hình nến Nhật thường gặp

Mô hình 3 cây nến tăng (Bearish Falling Three Candlestick Pattern)

Các mô hình nến Nhật thường gắpj
Các mô hình nến Nhật thường gặp
Mô hình nến Nhật cơ bản

Sau thực thể dài màu xanh lá cây là 3 thực thể nhỏ (thường là màu đỏ). Theo sau nó là một thực thể dài màu xanh lam khác. 3 đối tượng màu đỏ nằm trong phạm vi của đối tượng màu xanh lá cây trước đó. Mô hình 3 cây nến này cho thấy sự tiếp tục của xu hướng tăng. Giá tăng mạnh, sau đó trải qua 3 lần điều chỉnh và tiếp tục tăng trở lại.

Mô hình nến Doji

Nến Doji có thân nến nhỏ hoặc không có, bóng nến dài gấp nhiều lần thân nến. Khi nến Doji xuất hiện trên biểu đồ nến cho thấy giá đóng cửa và giá mở cửa gần như không thay đổi.

Có 3 mô hình nến Doji thường gặp: Mô hình nến Gravestone Doji (bia mộ), Dragonfly Doji (chuồn chuồn) và Long legged Doji (chân dài).

Đây là mô hình nến Nhật xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng với đặc điểm thân nến nhỏ, bóng nến trên dài và không có bóng nến dưới. Mô hình này xuất hiện cho thấy thị trường gần như đóng băng với rất ít giao dịch. Giá mở cửa, giá đóng cửa  gần như bằng nhau.

Doji bia mộ xuất hiện, cho thấy lượng bán tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ phải chờ đợi thêm những tín hiệu khác từ thị trường. Nếu cây nến tiếp theo đóng cửa dưới ngưỡng kháng cự tại bia mộ doji, thị trường sẽ ngay lập tức đảo chiều. Đây là thời điểm thuận lợi để các trader chốt lời và bán cổ phiếu. Các nhà giao dịch cũng nên sử dụng doji bia mộ kết hợp với các chỉ báo thị trường khác để đánh giá mức độ chắc chắn của tín hiệu bán.

Doji chuồn chuồn là mô hình nến Nhật xuất hiện với đặc điểm thân nến nhỏ bóng nến dưới dài báo hiệu thị trường đảo chiều ngược so với nến Doji bia mộ. Khi thấy mô hình nến Nhật này xuất hiện, nhà giao dịch nên mua vào để kiếm lời.

Doji “chân dài” có thân hình mảnh mai và hai bóng trên và dưới rất dài. Mô hình này xuất hiện cho thấy thị trường đang giằng co mạnh, nhưng xu hướng vẫn chưa được xác định và cần theo dõi những cây nến phía sau.

Xem thêm:  Giao dịch khí tự nhiên như thế nào - Hướng dẫn đầu tư khí tự nhiên đầy đủ nhất

Mô hình nến Nhật Hammers (Mô hình nến nhật hình búa)

Nến có hình dạng một cái búa bao gồm một phần thân nhỏ và một bóng dài bên dưới (tức là phần thấp hơn rất nhiều so với phần mở, cao và đóng). Thân nến có thể có màu đỏ hoặc xanh lá cây. Nếu nó xảy ra sau một xu hướng giảm mạnh, đó là một hình nến tăng.

Mô hình nến Nhật này là hình thức đảo chiều của mô hình nến búa thân đen,  đánh dấu sự đảo chiều của đáy và được xác nhận trên cây nến tiếp theo.

Mô hình nến Nhật Harami

Mô hình Harami đánh dấu sự giảm cường độ dao động giá. Mô hình nến Nhật này xảy ra khi một cây nến nhỏ khớp với phạm vi của thân nến lớn hơn đứng trước nó.

  • Bearish Harami: Một nến Harami giảm giá là một thân nhỏ (màu đỏ) nằm hoàn toàn trong nến của ngày hôm trước. Đây không phải là một chế độ nhập cảnh, mà là một chế độ quan sát. Mô hình cho thấy sự lưỡng lự của người mua. Nếu giá tiếp tục tăng cao hơn sau đó, xu hướng tăng có khả năng ổn, nhưng các nến giảm theo mô hình này cho thấy xu hướng giảm tiếp tục.
  • Bullish Harami: Một xu hướng giảm đang hình thành, với phần thân nhỏ màu xanh lá cây xuất hiện bên trong phần thân lớn (màu đỏ) của ngày hôm trước. Điều này cho thấy xu hướng đang tạm dừng. Nếu nó được theo sau bởi một cây nến tăng khác, nhiều khả năng sẽ có nhiều đợt phục hồi hơn.
Mẫu hình nến Nhật Harami
Mô hình nến Nhật Harami
  • Bearish Harami Cross: Một nến tăng theo sau là doji – một khoảng thời gian trong đó các thanh mở và đóng ở mức gần bằng nhau. Doji nằm trong thân nến của ngày hôm trước. Kịch bản thị trường Tương tự như Thị trường gấu
  • Bullish Harami Cross: Mô hình nến Nhật này xuất hiện trong xu hướng giảm với một hình nến giảm giá theo sau là doji. Doji nằm trong thân nến của ngày hôm trước. Hiệu ứng tương tự như một Harami tăng giá.

Bài viết trên đã khái quát những điều cần biết về mô hình nến Nhật – công cụ đắc lực cho các bạn khi đầu tư hàng hóa. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Leave a Comment

Về chúng tôi

Đầu tư gì là website với hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Chúng tôi sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

CT36A Định Công, Phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

0865.450.045

giaodichhanghoaphaisinh@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

Thị trường đầu tư

Mở tài khoản