Hàng hóa phái sinh gần đây là một thị trường mới trong giới đầu tư tài chính. Rất nhiều người nghiên cứu và mong muốn dấn thân vào thị trường này. Điều cơ bản mỗi nhà đầu tư cần biết khi tham gia thị trường này là Bảng giá hàng hóa phái sinh.
Bảng giá hàng hóa phái sinh là gì?
Bảng giá hàng hóa phái sinh cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin về giá các mặt hàng phái sinh. Ở bảng giá hàng hóa phái sinh thông tin về giá được cập nhật liên tục, chi tiết về sự tăng, giảm giá của các mặt hàng trong thị trường hàng hóa phái sinh.
Bảng giá sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin đầy đủ và biến động của mỗi mặt hàng trên thị trường. Các chỉ số trên Bảng giá hàng hóa phái sinh là: Giá chào mua, giá mở cửa, bước giá, khớp giá, giá chào bán, giá cao nhất, giá thấp nhất, cập nhật những thay đổi.
Những lợi ích của bảng giá hàng hóa phái sinh
- Tổng hợp giá của các loại hàng hóa giao dịch từ các sàn giao dịch hàng hóa thế giới.
- Phân tích xu hướng, khối lượng giao dịch theo từng phiên.
- Cập nhật tin tức thị trường vĩ mô và các chức năng khác.
Các danh mục chính trong bảng giá phái sinh hàng hóa
Cột “Mã hợp đồng”
Đây là danh sách thông tin về hàng hóa và kỳ hạn hợp đồng tương lai. Các hợp đồng được sắp xếp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ A – Z. Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm và lọc thông tin một cách dễ dàng.
Cột “Ngày thông báo đầu tiên”
Đối tượng là nhà đầu tư tài chính sẽ được áp dụng ngày đáo hạn của hợp đồng phái sinh hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam quy định tất cả các hợp đồng phải đóng trước 2 ngày làm việc so với ngày thông báo đầu tiên.
Cột “OI”
Tổng khối lượng hợp đồng hàng hóa phái sinh đang mở cho tới cuối phiên giao dịch liền trước.
Cột “Tổng KL”
Cột này sẽ cho bạn biết được tính thanh khoản của hàng hóa. Trong phiên giao dịch đây là tổng khối lượng khớp lệnh .
Cột “Chào mua”
Cột này biểu thị giá đặt mua tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng. Cột “chào mua” của bảng hàng hóa phái sinh khác so với chứng khoán. Bảng hàng hóa phái sinh chỉ hiện thị một mức giá tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng cho các nhà đầu tư.
Cột “Chào bán”
Cột “Chào bán” biểu thị giá chào bán tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, thị trường còn có mức giá Chào mua/chào bán khác, nhưng mức giá đó không được hiển thị.
Cột “Khớp lệnh”
Cột “Khớp lệnh” bao gồm các cột nhỏ khác. Đó là “Giá”, “KL” (khối lượng khớp), “+/-+ và “%”.
Trong đó:
- Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
- Cột “KL”: Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
- Cột “+/-“: Mức thay đổi của giá hiện tại (giá khớp lệnh) so với giá đóng cửa (giá thanh toán) phiên trước.
- Cột “%”: Tỷ lệ thay đổi của giá hiện tại (giá khớp lệnh) với giá đóng cửa (giá thanh toán) phiên trước.
Cột “Thanh toán”
Áp dụng thanh toán lãi/lỗ hằng ngày cho nhà đầu tư bằng giá đóng cửa phiên giao dịch trước.
Cột “Mở cửa”
Giá khớp lệnh đầu tiên trong phiên giao dịch.
Cột “Cao nhất”
Đây sẽ là mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
Cột “Thấp nhất”
Đây sẽ là mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
Lưu ý:
Có ba mầu để biểu thị mức giá:
- Màu đỏ: là mức thấp hơn mức giá đóng của phiên trước.
- Màu xanh: là mức cao hơn mức giá đóng của phiên trước.
- Màu vàng: là mức bằng mức giá đóng của phiên trước.
Biểu đồ giá sản phẩm phái sinh hàng hóa
Độ sâu thị trường
Độ sâu thị trường cung cấp cho nhà đầu tư danh sách 10 mức giá gần nhất với giá khớp lệnh và khối lượng chờ (chờ mua, chờ bán) tương ứng.
Khớp lệnh theo bước giá
Cung cấp cho nhà đầu tư danh sách giá đã khớp lệnh trong phiên giao dịch và khối lượng mua/bán tương ứng
Vùng cập nhật tin tức thị trường
Bảng hàng hóa phái sinh sẽ cập nhật liên tục các tin tức mới nhất về thị trường. Những tin tức biến động thị trường trong ngày sẽ ngay lập tức được cập nhật nhanh.
Mục “Hướng dẫn giao dịch”
Ở mục này nhà đầu tư sẽ được cung cấp các kiến thức về hàng hóa phái sinh từ cơ bản đến nâng cao.