Cùng dautugi.vn cùng tìm hiểu xu hướng đầu tư tài chính năm 2021, kênh đầu tư nào là triển vọng nhất, xứng đáng xuống tiền đầu tư nhất trong năm 2021.
Các kênh đầu tư tài chính chưa được pháp luật Việt Nam công nhận
Đầu tư vàng
Nếu bạn đầu tư vàng bằng vốn nhàn rỗi, tôi tin chắc rằng bạn sẽ không bao giờ sợ lỗ. Mỗi một thời điểm ngắn hạn biến động giá nó sẽ khác nhau, nhưng xuống rồi lại lên, lên lần sau lại vượt đỉnh lần trước vì tính phòng thủ và trú ẩn của vàng trước các rủi ro của nền kinh tế. Nếu như tiền gửi chiếm vị trí thứ nhất về độ thanh khoản thì vàng chắc chắn sẽ ở vị trí thứ hai về tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt để sử dụng ngay.

Vàng vẫn còn có nhiều cơ hội tăng giá ở năm 2021 khi dòng tiền kích thích kinh tế được các quốc gia, đặc biệt là Mỹ bơm tiền ra thị trường để kích thích kinh tế sau dịch COVID-19.
Tuy nhiên nhìn biểu đồ Vàng bên trên chúng ta thấy nhịp điều chỉnh của giá vàng đang diễn ra khi giá đạt mô hình hai đỉnh trong năm 2020; vì vậy để mua vàng dài hạn nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ thêm thời gian hợp lý hơn.
Có thêm một nhược điểm của Vàng mà không thể giải quyết được là phải cất giữ vàng vật lý, việc cất giữ như vậy sẽ làm tăng nguy cơ mất mát. Nếu được bảo quản ở nơi được bảo vệ nghiêm ngặt như các tủ bảo mật của ngân hàng thì lại tốn thêm chi phí.
Xu hướng đầu tư giao địch ngoại hối Forex, CFDs
Forex (viết tắt là FX) – là thị trường giao dịch tiền tệ toàn cầu thông qua hệ thống ngân hàng trung ương của các quốc gia, vì vậy có tính minh bạch cao. Đặc biệt, việc thao túng thị trường forex gần như là không thể khi giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày. Báo cáo năm 2016 (3 năm một lần) của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, giá trị giao dịch trên thị trường ngoại hối trung bình đạt 5.100 tỷ USD/ngày.
Tính thanh khoản cao và giá các cặp tiền tệ liên tục dao động mạnh, mang lại cơ hội mua bán hưởng chênh lệch giá với khả năng sinh lời cao. Theo quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 và các văn bản hướng dẫn, việc kinh doanh trao đổi ngoại tệ chỉ được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng và tổ chức được phép giao dịch.
Điều này có nghĩa, ở Việt Nam chỉ có các tổ chức tín dụng là được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, còn các tổ chức, cá nhân khác sẽ không được phép. Với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, lên đến 100 – 2.000 lần, nhà đầu tư có thể kiếm được khoản lời lớn từ một khoản đầu tư nhỏ. Nhưng đây là con dao hai lưỡi, nhà đầu tư cũng đối diện với nguy cơ thua lỗ lớn ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia thị trường này.
Đầu tư tiền điện tử Coin
Tiền kỹ thuật số (tiền ảo), đặc biệt là bitcoin (được tạo ra trên nền tảng công nghệ blockchain – một khái niệm rất mới nhưng lại rất hot hiện nay bởi nó “ăn theo” xu hướng cách mạng 4.0 và làn sóng tài chính phi tập trung (DeFi).
Bên cạnh bitcoin, hiện nay người ta còn phát hành hàng loạt đồng tiền ảo khác, song được giao dịch nhiều nhất vẫn là các đồng bitcoin, Ripple, Ethereum, Letecuin,… Với bitcoin, năm 2020 là năm điên rồ với tất cả những người đầu tư, hoặc thậm chí chỉ quan sát diễn biến của Bitcoin. Khi Covid-19 bắt đầu lan đến Mỹ hồi đầu tháng 3, giá Bitcoin chỉ chưa đến 4.000 USD một đồng. Nhưng đầu tháng này, tiền ảo phổ biến nhất thế giới có thời điểm giao dịch trên 40.000 USD/coin.
Vì vậy việc khuyến nghị đầu tư trở nên bất khả thi, nhà đầu tư vào thị trường coin phải có hiểu biết sâu sắc, một trái tim lạnh, một thần kinh thép mới trụ vững. Mới đây; ngân hàng Nhà nước yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi sử dụng thẻ ngân hàng thực hiện các giao dịch trái quy định liên quan tiền điện tử… cũng là một trở ngại cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường này.
Xu hướng đầu tư tài chính qua các kênh hợp pháp tại Việt Nam
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Kênh này được xếp vào danh sách đầu tiên của đầu tư tài chính. Một trong những ưu điểm mà gửi tiết kiệm ngân hàng chính là tính thanh khoản tức thì.
Việc thanh khoản tiền gửi tiết kiệm do bạn đứng tên không cần phụ thuộc vào thị trường mà do người đầu tư toàn quyền quyết định. Muốn có tiền mặt ngay, chỉ cần tất toán sổ tiết kiệm là có tiền.
Tuy nhiên, khi đồng tiền đang ngày càng bị mất giá do tác động của lạm phát thì giá trị nhận được từ tiền lãi suất của ngân hàng không bù được giá trị của đồng tiền mất đi. Thậm chí, theo một số chuyên gia, người gửi tiền đang bị mất tiền khi tỷ lệ tiền lãi từ tiền gửi tiết kiệm thấp hơn tỷ lệ lạm phát và giá cả của các sản phẩm trên thị trường tăng giá.
Gửi tiết kiệm không có lãi cao khi chính sách của Ngân hàng Nhà nước đang định hướng kiểm soát lạm phát, duy trì lãi tiền gửi thấp, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế. Do đó gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ không còn là kênh đầu tư sinh lời hiệu quả thời điểm này.
Đầu tư bất động sản
So với kênh đầu tư vàng và chứng khoán thì bất động sản vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn. Ở thời điểm đầu năm 2020 khi dịch bùng phát, bất động sản đã bị tác động mạnh khiến cho thị trường trầm lắng, nhiều dự án phải hoãn tiến độ, nhiều sàn giao dịch phải ngừng hoạt động. Tuy nhiên, sau khi dịch đã được kiểm soát ổn định, thị trường bất động sản bắt đầu khôi phục.
Đặc biệt trong năm 2021 tới bất động sản công nghiệp có thể coi là điểm sáng của thị trường này bởi Hiệp định EVFTA có hiệu lực; kế hoạch rời Trung Quốc của nhiều tập đoàn đa quốc gia và điểm đến là Việt Nam; việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao giúp thu hút nguồn vốn ngoại.
Thêm vào đó, việc đầu tư bất động sản kể từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 không còn là cuộc chơi của những kẻ nhiều tiền nữa. Bởi sự ra mắt của rất nhiều start up về mua chung bất động sản như Revex, RealStake…Tuy nhiên, đầu tư bất động sản được chứng minh là một lĩnh vực đầu tư hiệu quả nhưng không có gì đảm bảo rằng các nhà đầu tư sẽ luôn luôn kiếm được lợi nhuận. Giá trị của bất động sản có thể giảm một cách nhanh chóng. Tính thanh khoản thấp của bất động sản cũng là một trở ngại đáng kể của nhà đầu tư.
Đầu tư chứng khoán
Năm 2020 chúng ta chứng kiến thị trường chứng khoán bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19. Sau 2 quý đầu 2020 giảm mạnh thì cuối tháng 9, đầu tháng 10 các phiên giao dịch đã có dấu hiệu phục hồi. Mặc dù vậy, đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khôi phục còn khá chậm nên thị trường chứng khoán vẫn bị tác động. Những tin tức về ca nhiễm COVID-19 vẫn có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Xu hướng đầu tư tài chính năm 2021, nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường chứng khoán đang tăng quá nóng, dòng tiền rẻ không đi vào sản xuất kinh doanh, không đi vào gửi tiết kiệm và các kênh khác liên tục được bơm vào khiến VN-Index bùng nổ thanh khoản, tạo ra dấu hiệu bong bóng.
Quan sát đồ thị VNINDEX chúng ta thấy mô hình hai đỉnh sắp được tạo lập khi VNINDEX tăng lên đến 1200. Với mô hình hai đỉnh; khả năng điều chỉnh giảm của thị trường hoàn toàn có thể xãy ra, đưa giá trị của VNindex về vùng 1130 – 1030.

Tuy nhiên; năm 2021 tình hình vĩ mô sẽ có xu hướng tích cực khi VN sớm khống chế thành công dịch Covid-19; dòng vốn FDI tiếp tục vào mạnh; lãi suất duy trì ở mức thấp; cán cân thương mại thặng dư nhờ hiệp định EVFTA và RCEP; lạm phát và nợ xấu tại các ngân hàng được kiểm soát hiệu quả. Do đó, diễn biến vĩ mô thuận lợi tạo nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên trong năm 2021.
Vì vậy, nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi vùng giải ngân hợp lý hoặc nắm bắt rõ câu chuyện của từng cổ phiếu riêng biệt trong thời gian tới.
Trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu hiện đang có 2 loại phổ biến là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành và trái phiếu do chính phủ phát hành. Bất kể là do ai phát hành, trái phiếu có một điểm chung là người mua trái phiếu có được phần lãi suất cam kết gắn liền với trái phiếu đó. Nói một cách dễ hiểu là khi bạn bỏ tiền ra đi mua trái phiếu của doanh nghiệp nào đó tức là bạn đang cho doanh nghiệp đó mượn tiền. Khi đến hạn thanh toán, bạn sẽ nhận được tiền gốc và tiền lãi.
Khác với cổ phiếu, trái phiếu không bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông thường, lãi suất của trái phiếu bao giờ cũng cao hơn so với lãi suất ngân hàng. Đó là lý do nhiều người thích đem tiền đi mua trái phiếu hơn là đi gửi ngân hàng.
Với việc mua trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, người mua vào thế “nắm dao đằng lưỡi”, đối mặt nhiều rủi ro, vì họ gần như không nắm rõ “sức khỏe” của doanh nghiệp; nguồn vốn huy động được sử dụng ra sao, hiệu quả thế nào?
Dầu tư vào các quỹ đầu tư
Những nhà đầu tư không có nhiều thời gian để học hỏi, tìm tòi nghiên cứu đầu tư, quan tâm đến biến động của thị trường hàng ngày vì còn chuyên tâm vào công việc chính, doanh nghiệp riêng… thì việc đầu tư vào các quỹ đầu tư là lựa chọn khả quan hơn.
Các quỹ đầu tư mở huy động tiền của các nhà đầu tư, sau đó bằng đội ngũ chuyên gia có sẵn của mình, họ sẽ tiến hành phân tích, đưa ra phương án tối ưu làm sao để vốn được an toàn nhất có thể mà vẫn mang lại được lợi nhuận cho các nhà đầu tư (nhà đầu tư chính là người bỏ tiền vào các quỹ này).
Nhược điểm của kênh đầu tư tài chính này là bạn phải bỏ ra số tiền vốn lớn có thể vài trăm triệu đồng trở lên.
Đầu tư hàng hóa phái sinh
Phái Sinh hàng hóa là một trong những kênh đầu tư lâu đời và phổ biến trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, phái sinh hàng hóa đang vẫn là một kênh đầu tư mới mẻ và đầy tiềm năng đã đang từng bước đón nhận sự quan tâm đông đảo của các nhà đầu tư.

Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV). Liên thông với các Sở Giao Dịch hàng hóa Quốc tế (ICE, CBOT, SGX, TOCOM…), giao dịch các loại Hàng Hóa như sau:
– Nông sản: Lúa mì, ngô, đậu tương, dầu đậu tương, khô đậu tương….
– Nguyên liệu công nghiệp: Cao su, Cà phê, cacao, đường, bông…
– Kim loại: Vàng, bạc, đồng, quặng sắt, bạch kim…
– Năng lượng: Dầu thô WTI, Xăng pha chế, Khí tự nhiên, Dầu ít lưu huỳnh, Dầu thô Brent
Với tỷ lệ đòn bẩy từ 1:10 đến 1:20, tùy theo một số mặt hàng (tức số tiền bỏ ra để giao dịch quyền mua hoặc quyền bán bằng 1/30 lần giá trị thật đang giao dịch của hàng hóa), giao dịch hàng hóa mang lại lợi thế không chỉ cho các nhà xuất khẩu trong việc bảo toàn doanh thu, mà tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ lướt sóng.
Năm 2021 sẽ là năm lên ngôi của thị trường hàng hóa do kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID – 19 với những gói bơm tiền kích thích kinh tế của chính phủ các nước.
Đồng USD suy yếu cũng giúp hàng hóa lên ngôi. Quan sát biểu đồ DXY chúng ta thấy đường hỗ trợ giá tăng đã bị phá vỡ và khả năng DXY giảm về vùng đáy cũ 75- 72 trong năm 2021 hoàn toàn khả thi.
Mặt khác, chỉ số Bloomberg Commodities Index cho chúng ta thấy dư địa tăng trưởng của hàng hóa từ 2021 về sau còn rất lớn. Đường kháng cự xu hướng giảm đã bị phá vỡ, báo hiệu cho một chu kỳ tăng của chỉ số hàng hóa. Thêm một so sánh nữa cho chúng ta thấy dư địa tăng trưởng của hàng hóa lớn và dài hơn chu kỳ chứng khoán nhiều. Vì vậy hàng hóa phái sinh là kênh đầu tư triển vọng không chỉ cho năm 2021 mà còn cho các năm tiếp sau nữa.
Kết luận: Sự nở rộ của nhiều kênh đầu tư tài chính mới mang đến cơ hội gia tăng thu nhập từ đồng vốn nhàn rỗi cho nhà đầu tư. Và năm 2021 hứa hẹn là một năm sôi động trên thị trường đầu tư tài chính sử dụng công nghệ số hóa. Tuy nhiên, có những kênh đầu tư tiềm năng được kỳ vọng sinh lời cao nhưng mặt khác cũng mang đến cho nhà đầu tư những rủi ro nhất định vì tính pháp lý, minh bạch của các kênh đầu tư này. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết xu hướng đầu tư tài chính năm 2021, trước khi nhà đầu tư quyết định bỏ vốn vào một kênh nào đó cần phải tìm hiểu kỹ và trang bị cho mình kiến thức cơ bản của kênh đầu tư đó. Tuyệt đối không nên dựa vào niềm tin, vào mối quan hệ , để những đồng vốn đầu tư thật sự mang lại giá trị vật chất lẫn tinh thần. Chúc quý nhà đầu tư thành công!