Giao dịch hàng hóa đã xuất hiện rất lấu trên thế giới. Vì thế các Sở giao dịch trên thế giới khá phổ biến. Mặc bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ khá sơm, nhưng Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam vẫn còn xa lạ với một số nhà đầu tư. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn về Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì?
Đầu tiên muốn biết Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là gì? Chúng ta cần biết thế nào là Sở Giao dịch Hàng hóa.
Sở Giao dịch Hàng hóa là một đơn vị tổ chức thị trường giao dịch tập trung. Mỗi quốc gia sẽ có một sở giao dịch hàng hóa riêng. Các Sở Giao dịch Hàng hóa của các quốc gia sẽ kết nối liên thông với nhau.
Tại Việt Nam, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) hoạt động theo hình thức tổ chức là một Công ty Cổ phần và được Bộ Công Thương cấp phép giao dịch hàng hóa (là giấy phép vô thời hạn và duy nhất hiện nay do Bộ Công Thương quản lý và cấp phép).

Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
Trích Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Những thông tin về Sở Giao dịch Hàng hóa
Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX).Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép.
Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).
Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP.
Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.

Kể từ khi được chấp thuận giao dịch, MXV đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống phần mềm Vision Commodity qua đó cung ứng sản phẩm giao dịch rộng rãi tới những thương nhân có nhu cầu giao dịch phái sinh hàng hóa trong nước và quốc tế.
Trích Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Theo khoản 1 Điều 67 Luật thương mại năm 2005, Sở giao dịch hàng hóa có 3 chức năng chính sau đây:
- Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giúp giao dịch mua bán hàng hóa.
- Điều hành các hoạt động giao dịch.
- Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
Trách nhiệm của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam có những trách nhiệm cụ thể sau đây:
- Tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa theo đúng quy định và điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.
- Tổ chức các giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa một cách công bằng, minh bạch và hiệu quả.
- Công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương, công bố danh sách và thông tin thành viên của Sở Giao Dịch hàng hóa, công bố thông tin giao dịch, lệnh giao dịch, mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch.
- Sở giao dịch sẽ thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất những thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra qua Sở. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro giúp giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên trong trường hợp do Sở giao dịch hàng gây ra.
- Trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi, vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Tầm nhìn

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam phấn đấu trở thành Sở giao dịch hàng hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Á. MXV ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa của nhà sản xuất, thương nhân, nhà đầu tư và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Việc thanh toán tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam được thực hiện qua phương thức hiện đại. Với tầm nhìn trở thành sở giao dịch hàng hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, MXV hứa hẹn sẽ mở ra một trang mới trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với thị trường quốc tế cho phép giao dịch tất cả các hàng hóa không cấm tại Việt Nam.
Sứ mệnh
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam Nam có sứ mệnh trở thành cổng kết nối trung gian uy tín giữa thị trường hàng hóa Việt Nam và thị trường hàng hóa quốc tế. Bằng việc tăng cường kiểm soát rủi ro và tính quốc tế hóa tại thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam, các sản phẩm thuộc ngành nông sản, nguyên liệu được phát huy lợi thế cạnh tranh tối đa giúp thúc đẩy thị trường Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.
Chiến lược kinh doanh

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam tập trung vào những ngành hàng nông sản có ưu thế xuất khẩu mạnh như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều,…dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Ngoài ra, MXV Sẽ phát triển sang các ngành hàng nguyên liệu công nghiệp như cao su, hạt nhựa, bông và những sản phẩm chủ lực như gạo, xăng, dầu,…
Được đầu tư đồng bộ về mọi mặt gồm cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghệ, dịch vụ, nhân sự,…Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam đang dần phát triển theo đúng chiến lược của mình.
Giá trị cốt lõi
- Lấy công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển!
- Minh bạch, Chuyên nghiệp và Hiệu quả !
- Uy tín trong mọi giao dịch và quan hệ với đối tác !
Mục tiêu:
- Trở thành Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam lớn nhất trong mọi lĩnh vực đặc biệt là nông sản và nguyên liệu sản xuất- vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam !
- MXV trang bị “cơ sở dữ liệu của Việt Nam liên thông với thế giới” nhằm tạo ra môi trường có tính thanh khoản cao và hiệu quả !
- Là tổ chức đầu tiên đưa phương thức giao dịch hàng hoá hiện đại, đạt chuẩn Thế giới tại thị trường Việt Nam !
- Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đi đầu trong việc phát triển công nghệ kết nối khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2021.
- Sở Giao dich Hàng hóa Phái sinh hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2021.
Xem thêm: