Đầu tư hàng hoá đang là một trong những kênh giao dịch tài chính lớn nhất thế giới và cũng là hình thức mua bán lâu đời nhất. Vậy Thị trường hàng hoá là gì? và cần nắm bắt những kiến thức cơ bản nào để có thể đầu tư thông minh và sinh lời nhuận lâu dài, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Thị trường hàng hoá là gì?
Thị trường hàng hoá( Commodity Market) là một thị trường vật lý hoặc thị trường ảo để mua, bán các sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Hiện tại đã khoảng hơn 50 thị trường hàng hoá đang hoạt động, thúc đẩy giao dịch thương mại của hơn 100 mặt hàng chính.

Hàng hoá được chia làm 2 loại: Hàng hoá cúng và hàng hoá mềm.
- Hàng hoá cứng: là các loại hoàng hoá phải được đào hoặc khai thác, ví dụ như vàng, kim loại, dầu, cao su…
- Hàng hoá mềm là sản phẩm của nông nghiệp và chăn nuôi, ví dụ như ngô, khoai, thịt lợn, thịt gà…
Cách hoạt động của thị trường hàng hoá
Nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều các để đầu tư hàng hoá. Bạn có thể mua cổ phiếu trong các tập đoàn mà doanh nghiệp phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá hoặc mua quỹ tương hộ, quỹ chỉ số hay quỹ đầu tư ETF tập trung vào các công ty liên quan đến hàng hoá.
Một cách khác nữa, đó là bạn có thể đầu tư trực tiếp vào hợp đồng mua bán hợp đồng tương lai. Với hình thức này, chủ sở hữu buộc phải mua hoặc bán một loại hàng hoá với mức giá đã định trước và giao hàng trong tưng lai.
Mục đích ra đời của thị trường hàng hoá
Thị trường hàng hoá ra đời với 4 mục đích cơ bản:
Thứ nhất, thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại của tất cả doanh nghiệp và nhà đầu tư trên cả nước, giúp cho người bán và người mua thoả thuận và giao dịch trên phương tiện hiện đại nhất.
Thứ hai, phối hợp giữa cung và cầu, cho phép người mua và người bán bình đẳng, cạnh tranh công bằng về số lượng mua nhiều hay ít, từ đó phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Đồng thời, quan hệ cung cầu sẽ quyết định việc xác định nên mua hay bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả như thế nào.
Thứ ba, thị trường hàng hoá ra đời nhằm rút ngắn quá trình giao dịch của các tổ chức, đơn vị kinh tế về mặt hàng, thời gian sản xuất, số lượng người lao động thông qua các quyết định về giá.
Thứ tư, thị trường hàng hoá ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia trao đổi hàng hoá mà nhiều khách hàng quan tâm. Chính vì thế, càng ngày càng có nhiều thị trường hàng hoá mới được hình thành.
Gợi ý: Tìm hiểu về giao dịch dầu thô là gì
Các sàn giao dịch hàng hoá Quốc tế nổi bật

Sàn giao dịch hàng hoá Chicago ( CME)
CME- Chicago Mercantile Exchange là sở giao dịch hàng hoá đặt tại Chicago cung cấp giao dịch các mặt hàng về thịt, gia súc, bơ, sữa và gỗ.
Sàn giao dịch hàng hoá CBOT
CBOT- Chicago Borad of Trade được thành lập tại Chicago vào năm 1848. Sàn chuyên cung cấp và giao dịch các loại mặt hàng: Ngô, vàng, bạc, đậu nành, yến mạch, lúa mì và ethanol.
Sàn giao dịch Kim loại London và sàn giao dịch hàng hoá Tokyo
Đây là hai sàn giao dịch nổi bật chuyên về giao dịch điện tử.
Tìm hiểu về Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam

Sở giao dịch Việt Nam( MXV) là cấp nhà nước điều phối giao dịch hàng hoá. Hiện tại, MXV đang hỗ trợ giao dịch ở các lĩnh vực chính là nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng và kim loại với hơn 25 mặt hàng khác nhau.
Hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư đã quen với các thị trường hàng hoá điều này là sự góp mặt của MXV truong suốt một thập kỉ qua. MXV là đơn vị cấp quốc gia cung cấp các giao dịch hàng hoá tập trung.
MXV hỗ trợ cung cấp các công cụ tài chính phát sinh, hợp đồng chênh lệch, quyền chọn… để các nhà đầu tư tham gia thị trường hàng hoá một cách tiện lợi và an toàn nhất.
25 loại hàng hoá mà các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch tại MXV bao gồm:
- Nông sản: Đậu tương, đậu tương mini, lúa mì, lúa mì mini, dầu đậu tương, khô đậu tương, ngô, ngô mini.
- Nguyên liệu công nghiệp : Cao su, Cao su TRS20, Cao su RSS3, Bông, Đường, cà phê Arabica, cà phê Robusta.
- Kim loại: Bạch kim, Sắt, Bạc, Đồng.
- Năng lượng: Xăng pha chế, Khí tự nhiên, Dàu ít lưu huỳnh, Dầu WTI, Dầu WTI mini, Dầu Brent.
Với bài viết này, Đầu tư gì đã chia sẻ những kiến thức cơ bản cần biết về thị trường hàng hoá, hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ khách quan trước khi quyết định bước đầu trong đầu tư hàng hoá. Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan: