Hotline: (0971) 552 728

Email: cskh@dautugi.com.vn

Mô hình Ponzi là gì? Dấu hiệu giúp bạn nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi.

by

Mô hình Ponzi, khi nhắc đến, gắn với nó là hai chữ lừa đảo. Nó là một mô hình ra đời từ rất lâu và được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Sử dụng Ponzi là một trong những cách mà các tên lừa đảo dùng để kiếm lợi nhuận bất chính. Vậy tại sao mô hình Ponzi trong chứng khoán lại hình thức lừa đảo. Cùng dautugi tìm hiểu nhé!

Mục lục

Mô hình Ponzi là gì?

image 11 1

“Ponzi hay mô hình kim tự tháp hiểu đơn giản là một mô hình tam giác lừa đảo. Theo đó, những kẻ đứng sau mô hình sẽ dụ dỗ nhà đầu tư mới để họ tham gia vào hệ thống. Tiền đầu tư của người đến sau lại được sử dụng như tiền lãi cho nhà đầu tư trước đó. Cứ như vậy, người đến sau lại phải trả tiền cho người đến trước mà không hề hay biết gì.

Trong mô hình Ponzi không hề có chuyện lợi nhuận do làm ăn thực tế sinh ra. Vì thế đến một thời điểm nào đó, mô hình chắc sẽ sụp đổ khi đó áp lực trả lãi đã lớn hơn nguồn tiền đầu tư thu vào.

Thời gian tồn tại của mô hình lừa đảo Ponzi có thể dài hoặc ngắn tùy vào số lượng nhà đầu tư mà mô hình đó thu hút được. Thậm có những dự án đầu tư siêu lợi nhuận theo mô hình Ponzi tồn tại đến gần chục năm trước khi sụp đổ.

Nói đơn giản hơn, Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.”

Lịch sử ra đời của mô hình Ponzi

image 13 2

Cái tên Ponzi cũng được lấy từ tên của người đàn ông áp dụng mô hình này lần đầu tiên. Cú lừa thế kỷ này đã lừa số tiền lên đến 15 triệu USD của nhà đầu tư và khiến cho 6 ngân hàng phá sản.

Charles Ponzi (tiếng Ý gọi là Carlo Ponzi) sinh ngày 03 tháng 03 năm 1882 ở Lugo, Italia. Thời niên thiếu ông làm công nhân bưu điện ở địa phương, nhưng sau đó đã bỏ ngang công việc và nhập học tại trường Đại học Roma La Sapienza. Bạn bè của ông cho rằng học tại ngôi trường này cũng giống như một kỳ nghỉ mát 4 năm. Nên phần lớn thời gian ông đều ăn chơi, lêu lỏng cùng bạn bè ở các quán bar, cà phê và opera”

“Vốn dĩ kinh tế gia đình không có gì đặc biệt, thậm chí còn thuộc tầng lớp nghèo của xã hội nên vì không có tiền đóng học phí nên ông quyết định bỏ học ngang.

Năm 1903, được cha động viên nên ông quyết định lên con tàu S.S Vancouver đến Mỹ. Vì cha ông nói với Ponzi rằng ở Mỹ, các vỉa hè cũng được dát vàng khiến ông tin vào giấc mơ Mỹ là có thật.

Đặt chân đến Mỹ, trong túi của Ponzi chỉ có vỏn vẹn 2,5 USD để bắt đầu cuộc sống mới. Ông xin việc và làm đủ thứ nghề từ rửa bát thuê đến bồi bàn để kiếm sống.

Năm 1907, ông bị nhà hàng cho đuổi việc vì thường xuyên cố tình thối tiền thiếu cho khách hòng bỏ túi riêng. Thậm chí ông còn sinh tật ăn cắp vặt của nhà hàng.

Sau khi bỉ đuổi việc, ông tìm đến Montreal (Canada) xin việc tại Banco Zorossi, một ngân hàng mới khai trương của ông chủ Luigi Zorossi. Do ngân hàng Banco Zorossi chủ yếu phục vụ tín dụng cho cộng đồng Ý mới nhập cư tại đây. Với lợi thế tiếng Ý nên Charles Ponzi được nhận vào làm.

Làm được một thời gian thì Charles Ponzi nhận ra rằng ngân hàng này phát triển nhanh chóng là do họ trả lãi suất huy động vốn lên đến 6%, cao gấp 3 lần so với các ngân hàng khác. Còn khách hàng đi vay chỉ đầu tư vào bất động sản, các khoản vay đến hạn không có khả năng đáo hạn nên chắc chắn ngân hàng này sẽ vỡ nợ.”

image 14 3

Đúng như dự đoán, không lâu sau ngân hàng này tuyên bố phá sản và ông chủ Luigi Zorossi phải bỏ trốn sang Mexico. Sau đó, Charles Ponzi lại tìm cách quay trở lại Mỹ để tiếp tục giấc mơ Mỹ.

“Trước khi đến Mỹ thì trong một lần lang thang quay lại văn phòng làm việc của ngân hàng, ông vô tình nhặt được cuốn séc trắng của Luigi Zorossi. Ông đã giả chữ ký của ông chủ cũ và ghi vào đó số tiền 423,58 USD để thanh toán mua hàng hoá. Cảnh sát Montreal nhanh chóng phát hiện và bắt giam ông 3 năm tù tại Canada.”

Năm 1911, sau khi ra tù ông quyết tâm quay lại Mỹ, bằng cách tham gia cuộc nhập cư trái phép. Chính vì đó mà ông được vào nước Mỹ nhưng bị bắt giam 2 năm vì tội danh trên. Trong nhà tù, ông làm phiên dịch tiếng Ý cho một cai quản ở tù để đọc và phiên dịch các lá thư tiếng Ý được gửi vào.

Hết hạn tù và ông được trả tự do quay trở lại cuộc sống thường ngày. Ông xin vào làm cho một công ty bưu chính viễn thông và nhận thấy 1 cơ hội kinh doanh táo bạo vào năm 1919.

“Nhận thấy giá tem IRC (một loại tem bắt buộc phải có để dán lên thư nếu bạn muốn gửi và nhận thư) tại Mỹ có giá cao gấp 6 lần giá tem IRC tại các quốc gia khác. Ông đã liên hệ với các đại lý thu mua tại các quốc gia khác như Tây Ban Nha và tìm cách nhập trái phép IRC vào nước Mỹ để bán.

Cơ hội kinh doanh đến nhưng lòng tham quá lớn, ông đã đi kêu gọi huy động vốn để kinh doanh team IRC, thành lập nên công ty với kế hoạch kinh doanh mà ông và những nhà đầu tư cho rằng tuyệt vời. Tiền liên tục được đổ về công ty, nhưng thay vì lấy tiền đó đi mua tem IRC thì ông lại lấy tiền của người sau để trả cho người trước

Nhận được lãi, nhà đầu tư lại tiếp tục đổ tiền vào công ty ông. Con số có lúc lên đến 15 triệu USD (nếu quy ra mệnh giá hiện tại thì khoảng 1 tỷ USD). Đến năm 1920, nhiều chuyên gia bắt đầu tìm hiểu cách thức hoạt động của công ty ông và nhận thấy nhiều bất ổn.”

Ngày 13.8.1920, Charles Ponzi bị bắt với cáo buộc đã phạm phải 86 tội danh về lừa đảo. Mô hình Ponzi của ông chính thức bị sụp đổ.

Các dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi và Kim Tự Tháp là gì, cách phân biệt mô hình đa cấp này -  anhemtrader.com | Cộng đồng Anh Em Trader

Bất kể dùng loại công nghệ gì để vận hành mô hình Ponzi, các hình thức lừa đảo sử dụng mô hình này đều có các đặc điểm tương tự nhau như sau:

  • Cam kết mang lại lợi nhuận cao với ít rủi ro
  • Lợi nhuận ổn định bất kể điều kiện thị trường biến động ra sao
  • Các hình thức đầu tư không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền có uy tín
  • Các hình thức hoặc chiến lược đầu tư của tổ chức đều được gọi là bí mật hoặc được mô tả rất rắc rối
  • Khách hàng không được phép xem các giấy tờ chính thức cho các khoản đầu tư của họ
  • Khách hàng rất khó để rút tiền ra khỏi tổ chức

Xem thêm:

Leave a Comment

Về chúng tôi

Đầu tư gì là website với hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Chúng tôi sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

CT36A Định Công, Phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

0971-552-728

024-7304-8884

giaodichhanghoaphaisinh@gmail.com