Mô hình giá hình chữ nhật là mô hình khá phổ biến trong đầu tư tài chính. Mô hình này là biểu hiện của việc bên mua và bên đang tung ra những đòn tấn công. Tuy nhiên năng lực của hai bên không đủ mạnh, khiến giá không thoát ra được. Vậy mô hình chữ nhật là gì? Đặc điểm nhận biết của nó ra sao. Câu trả lời chi tiết sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Mô hình chữ nhật là gì?
Mô hình chữ nhật (Rectangle) được hình thành khi giá bị mắc kẹt tại đoạn giữa mức hỗ trợ với mức kháng cự song song. Có nghĩa là giá đang bị kìm kẹt giữa hai xu hướng.
Đây là mô hình tiêu biểu cho xu hướng củng cố giá chắc chắn ở hiện tại. Lúc này, bên mua và bên bán không còn cạnh tranh quyết liệt như trước, giá đang tích lũy trước khi bị kéo theo xu hướng ban đầu. Trong suốt quá trình đó, giá luôn kiểm tra những mức kháng cự và hỗ trợ, báo hiệu sắp có đợt bứt phá.
Cấu tạo của mô hình chữ nhật bao gồm 3 thành phần chính cụ thể như sau:
- Đường kháng cự phía trên
- Đường hỗ trợ phía dưới
- Hệ thống đỉnh và đáy khi giá di chuyển trong khu vực hai đường hỗ trợ, kháng cự

Đặc điểm của mô hình chữ nhật?
- Một đặc điểm quan trọng trước khi hình thành mô hình này, chính là trước đó phải hình thành một xu hướng tăng giảm rõ rệt
- Bao gồm hai đường xu hướng phải nằm ngang hoặc song song nhau.
- Phần lớn các mức giá của mô hình này đều nằm gọn bên trong 2 đường xu hướng. Các mức giá của mô hình này thường nằm trong hai đường xu hướng đi qua đỉnh và đáy với các vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự.
- Khác với sideway, mô hình chữ nhật tồn tại với thời gian ngắn hơn.
Mô hình chữ nhật tăng là một mô hình tiếp tục xu hướng xảy ra trong xu hướng tăng. Theo đó, nhà đầu tư nên tìm kiếm các vị thế vào lệnh entry order mua khi giá phá vỡ mức kháng cự và đóng cửa ở bên trong ‘vùng đột phá’.
Mô hình chữ nhật giảm là một mô hình tiếp tục xu hướng xảy ra trong xu hướng giảm. Theo đó, nhà đầu tư nên tìm kiếm các vị thế vào lệnh bán khi giá phá vỡ mức hỗ trợ và đóng cửa ở bên trong ‘vùng đột phá’.

Cách giao dịch với mô hình chữ nhật?
Bước 1: Xác định xu hướng thị trường trước đó
Bước 2: Xác định mô hình giá Hình chữ nhật. Khi nhận thấy giá bắt đầu tạo các đỉnh bằng nhau và các đáy bằng nhau nên tiến hành vẽ 2 đường xu hướng cho mô hình này. Nếu đường kháng cự/ hỗ trợ đi qua ít nhất 2 đỉnh/2 đáy thì mô hình này mới có hiệu lực
Phụ thuộc vào xu hướng đã hình thành trước đó, mô hình chữ nhật thường chia thành 2 dạng chính. Bao gồm mô hình xuất hiện tại đỉnh và mô hình xuất hiện tại đáy.
- Mô hình chữ nhật xuất hiện tại đỉnh: Luôn hình thành sau một xu hướng tăng giá, có mặt tại đỉnh của chính xu hướng tăng này.
- Mô hình chữ nhật xuất hiện tại đáy: Luôn hình thành sau một xu hướng giảm giá, có mặt tại đáy của chính xu hướng tăng này.
Bước 3: Tìm tín hiệu về hướng phá vỡ của giá. Nếu tín hiệu hụt hơi xuất hiện, nên xác định các điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời rồi tiến hành đặt một lệnh chờ. Ngược lại, phải chờ đợi giá phá vỡ rồi vào lệnh bằng tay
Bước 4 : Đặt lệnh.
Cách 1: Ngay khi mô hình bị phá vỡ cần đặt lệnh ngay. Điểm vào là khi giá phá vỡ khỏi mô hình. Sau đó dừng lỗ và chốt lời ngay khi giá giảm.
- Ưu điểm: Không bỏ lỡ cơ hội khi giá phá vỡ mô hình
- Nhược điểm: Điểm đặt lệnh ở vị trị không hơn là bao nên lợi nhuận thu về thấp hơn so với cách hai.
Cách 2: Đặt lệnh vào thời điểm giá phá vỡ mô hình và Retest. Điểm vào là khi giá phá vỗ mô hình và quay lại Retest. Sau đó cần dừng lỗ và chốt lời ngay khi giá tăng.
- Ưu điểm: Lợi nhuận cao hơn bởi điểm đặt lệnh có vị trí tốt hơn
- Nhược điểm: Có thể bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không reset mà tiếp tục xu hướng luôn

Tham khảo: Mô hình vai đầu vai là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình vai đầu vai năm 2021