Một trong những công cụ đắc lực nhất của nhà đầu tư trong giao dịch hàng hóa phái sinh là mô hình nến. Mô hình giá Harmonic là một trong những mô hình phổ biến và cho dự báo chính xác hơn cả. Loại mô hình đầu tiên trong mô hình giá Harmonic mà bài viết này giới thiệu đó là mô hình cánh bướm – Butterfly pattern.
Mô hình cánh bướm là gì?
Mô hình cánh bướm tiếng Anh là Butterfly pattern. Đây là một trong những mô hình thuộc nhóm Harmonic pattern. Mô hình này được tạo ra đầu tiên bới Bryce Gilmore. Và sau đó Scott Carney phát triển hoàn chỉnh.
Nguồn gốc của mô hình cánh bướm xuất phát từ mô hình Harmonic nguyên thủy. Harmonic nguyên thủy còn có tên gọi khác là Gartly nguyên thủy. Chúng được Harold M.Gartley tạo ra, ông chính là cha đẻ của Harmonic pattern. Sau này, Scott Carney đã sử dụng tỷ lệ Fibonacci vào mô hình để hoàn thiện mô hình này. Nó được đặt tên là Gartley hay Gartley 222. Lý do mô hình này mang dãy số 222 là vì mô hình này được tìm thấy lần đầu tiên ở trang số 222 trong cuốn sách nổi tiếng của Harold M. Gartley, “Profits in the stock market”. Mô hình Con bướm cũng có hình dáng khá tương tự với Gartley 222 nên đôi khi người ta vẫn gọi nó với cái tên là Gartley Butterfly.
Mô hình cánh bướm có ưu điểm vượt trội hơn so với các mô hình Gartley là nó tạo ra các vị trí vào lệnh đẹp hơn, mua ở mức giá thấp hơn (điểm D thấp hơn X trong mô hình bullish) và bán ở mức giá cao hơn (điểm D cao hơn điểm X trong mô hình bearish).
Mô hình cánh bướm tương tự như Harmonic pattern nó giao dịch được áp dụng trên tất cả các loại tài sản và trên nhiều khung thời gian khác nhau.
Đặc điểm của mô hình cánh bướm
Mô hình cánh bướm gồm có 2 loại:
- Cánh bướm tăng giá – Bullish Butterfly
- Cánh bướm giảm giá – Bearish Butterfly
Điểu chung của 2 mô hình này là đều được cấu tạo từ 5 điểm: X, A, B, C, D và tạo thành 4 đợt sóng: XA, AB, BC và cuối cùng là CD.
Có 2 2 sóng chính theo xu hướng chung của thị trường (XA và BC), xu hướng này đang ở giai đoạn mới bắt đầu và 2 sóng điều chỉnh xen kẽ (AB và CD). Thị trường sẽ tiếp tục xu hướng sau khi mô hình kết thúc.
Mô hình cánh bướm tăng giá – Bullish Butterfly
- Bắt đầu bằng một đoạn tăng giá XA
- Sau đó thị trường điều chỉnh giảm về B, tạo thành sóng AB
- Tiếp theo, giá tăng lên lại tại C, tạo thành sóng BC
- Cuối cùng, điều chỉnh giảm về D và vượt qua đáy X.
- Sau khi điểm D hoàn thành và mô hình thỏa mãn tất cả các quy tắc về tỷ lệ Fibonacci thì thị trường sẽ có xu hướng đi lên từ vị trí của điểm D, trader vào lệnh Buy
Mô hình cánh bướm giảm giá – Bearish Butterfly
- Bắt đầu bằng một đoạn giảm giá XA
- Sau đó thị trường điều chỉnh tăng đến B, tạo thành sóng AB
- Tiếp theo, giá giảm xuống lại về C, tạo thành sóng BC
- Cuối cùng, điều chỉnh tăng đến D và vượt qua đỉnh X.
- Sau khi điểm D hoàn thành và mô hình thỏa mãn tất cả các quy tắc về tỷ lệ Fibonacci thì thị trường sẽ có xu hướng đi xuống từ vị trí của điểm D, trader vào lệnh Sell
Điểm quan trọng nhất mô hình là điểm B. Đoạn AB cần điều chỉnh không được nông nhưng cũng không quá sâu. Điểm B có mục tiêu thoái lui chính xác là ở mức 0.786, hoặc gần bằng tỉ lệ này. Chỉ có như vậy mô hình cánh bướm mới xảy ra.
Còn đối với điểm D, viị trí điểm D sẽ vượt xa điểm X (đây chính đặc trưng của mô hình cánh bướm), mục tiêu thoái lui ít nhất là 1.27 so với XA.