MACD là một trong những chỉ báo kỹ thuật vô cũng phổ biến và được ưu tiên bởi các nhà đầu tư. Vậy MACD là gì? cấu trúc ra sao? và làm thế nào để sử dụng MACD một cách hiệu quả nhất, hãy cùng Đầu tư gì tìm hiểu ngay nhé.

MACD là gì?
MACD ( Moving Average Convergence Divergence) hay Phân kỳ hội tụ đường trung bình là một chỉ báo được tạo ra vào năm 1970 bởi Gerald Apple. Nó là một chỉ báo động lượng cho biết tính phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động (MA).
Phân kỳ hội tụ đường trung bình thể hiện tín hiệu mua bán cổ phiếu, xác định độ mạnh của xu hướng. Nhiều nhà đầu tư còn dùng đường MACD để đánh giá tài sản (trái phiếu, cổ phiếu, coin…) có được mua quá nhiều hay bán quá nhiều trên thị trường hay không.
Cấu tạo và công thức tính MACD
- Cấu tạo

Đường MACD chính là thành phần cốt lõi tạo nên chỉ báo này, nó được tính toán từ sai biệt của 2 đường EMA với chu kì lần lượt là 26 và 12 (mặc định).
Đường Signal là đường trung bình của đường MACD vơi thông số mặc định là 9.
MACD histogram là hiệu chênh lệch giữa đường MACD và đường signal.
- Công thức tính: Đường MACD = EMA(12)- EMA(26)
Ứng dụng của MACD trong giao dịch cổ phiếu
- Xác định điểm đảo chiều và xác định độ mạnh của xu hướng
Phân kỳ giữa MACD và đường tín hiệu được xem là công cụ xác định sự thay đổi xu hướng của giá cũng như đánh giá về độ mạnh của nó trên thị trường
Khi đường phân kỳ hội tụ đường trung nằm trên đường tín hiệu sẽ tạo ra phân kỳ dương và ngược lại sẽ xuất hiện phân kỳ âm. Phân kỳ dương xuất hiện tức là xu hướng vận động của giá đang ở trạng thái tích cực. Khi phân kỳ âm được tạo ra tức là xu hướng vận động của giá đang ở trạng thái tiêu cực.
- Mức Zero
Mức Zero(0) trên đồ thị MACD được dùng như một tham chiếu để đánh giá độ mạnh của xu hướng.
+ Khi MACD phân kỳ âm và lao xuống dưới mức 0 tức là xu hướng giảm đang mạnh lên.
+ Khi MACD phân kỳ dương và vượt khỏi mức 0 thì có nghĩa là xu hướng tăng đang mạnh lên.
Ở ví dụ trên, tại thời điểm (1), đã đảo chiều với MACD phân kỳ âm và lao mạnh xuống dưới mức 0 đã cho thấy việc tăng tốc chóng mặt của xu hướng giảm, thậm chí đường trung bình động ngắn hạn MA20 không thể ngăn chặn được đà giảm này cho tới khi nó chạm tới đường trung bình động dài hạn MA200.
- Lọc xu hướng
Khi đường MACD cắt trên đường tín hiệu ở khung thời gian càng lớn của đồ thị thì xu hướng mua vào đang là chủ đạo. Và ngược lại thì xu hướng bán ra đang là chủ đạo.
Ví dụ cụ thể:

Nếu đang giao dịch ở đồ thị ngày hãy quan sát diễn biến của phân kỳ hội tụ đường trung bình và đường tín hiệu ở đồ thị tuần. Hãy quan sát diễn biến của phân kỳ hội tụ đường trung bình và đường tín hiệu ở đồ thị ngày nếu bạn đang giao dịch tại đồ thị giờ.
Quan sát đồ thị HPG trên khung giờ thời gian đồ thị tuần xu hướng giảm gần như không thay đổi tại thời điểm (1). Ngay cả khi bước sang thời điểm (2) chỉ báo này của HPG vẫn tiếp tục phân kỳ âm và trạng thái này được giữ nguyên khi xuyên tới dưới mức 0. Như vậy, trên đồ thị tuần thì xu hướng bán ra đang là chủ đạo.
Theo khung giờ thời gian ngày những nhịp hồi với phân kỳ hội tụ đường trung bình dù phân kỳ dương sẽ vẫn được coi là các cơ hội thoái lui tốt nhất khỏi HPG khi đang có những nhịp hồi trong một xu hướng giảm lớn.
Những điều cần lưu ý về đường MACD
Zero Crossover: là việc đường MACD giao với một trục ngang. Thời điểm nhằm xem xét việc mua bán để mau bán cổ phiếu được thuận lợi và hiệu quả. Khi chuyển từ âm sang dương tức tăng giá và ngược lại có nghĩa là giảm giá.
Lưu ý về thời gian: Bạn nên xem xét từ đồ thị ngắn hạn sang dài hạn để phát huy hiệu quả nhất. Nếu giao dịch hàng ngày có thể sử dụng nến tuần, hoặc có thể kéo dài thời gian để đạt kết quả lớn nhất.
Tín hiệu nhiễu và nguyên lý xác xuất: Các nhà đầu tư thường bị thua lỗ vì cứ chác chắn rằng coor phiếu hình thành chỉ báo thì mua hoặc bán nhưng đôi khi tín hiệu bị nhiễu dẫn đến thua lỗ. Hay thấy tín hiệu đúng mua vào nhưng cổ phiếu giảm cũng là điều bình thường, bạn cần lưu ý nguyên lý cắt lỗ nữa nhé.
Bài viết trên đã chia sẻ một cách tổng quát về chỉ báo MACD, hi vọng giúp ích cho các nhà đầu tư. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Xem thêm: