Lãi suất FED là gì? FED là Cục dự trữ Liên bang Mỹ, đây được coi là ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới. Vì vậy lãi suất của FED ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường không chỉ trong nước Mỹ mà đối với toàn thế giới. Vậy lãi suất FED là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Lãi suất FED là gì?
Lãi suất FED là gì? Lãi suất FED hay còn được gọi là Federal funds rate. Đây là mức lãi suất qua đêm mà các trung gian tài chính nhận tiền gửi (thường là các ngân hàng) cho nhau vay phần vốn dự trữ dư thừa tạm thời (hoặc thiếu hụt tạm thời) đang nằm tại quỹ dự liên bang, nhằm đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Fed quy định. Hay hiểu một cách đơn giản thì lãi suất FED tương đồng với lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tại Việt Nam.
Lãi suất FED là công cụ để trấn áp tăng trưởng kinh tế tài chính Mỹ và đây là chuẩn mực cho lãi suất vay thẻ tín dụng thanh toán, thế chấp ngân hàng, vay ngân hàng nhà nước và nhiều thứ khác.
Lãi suất FED được ủy ban thị trường mở (FOMC) công bố sau các phiên họp định kỳ, nó không mang tính chất ấn định cụ thể mà thực chất chỉ là một vùng lãi suất mục tiêu.Ví dụ FFR đang được Fed công bố là khoảng 1,5-1,75%/năm.

Lãi suất FED là lãi suất được coi là mức cơ bản, mức tiêu chuẩn để các tổ chức tín dụng thiết lập các mức lãi suất khác nhau trên thị trường tài chính. Bởi vì lãi suất FED là mức lãi suất thấp nhất mà các trung gian tài chính nhận tiền gửi có thể vay được trên thị trường bởi kỳ hạn vay ngắn nhất và mức độ rủi ro thấp nhất.
Nhà đầu tư có thể tìm hiểu về FED tại đây: FED là gì? Những thông tin về Cục Dự trữ Liên Bang
Mức lãi suất của FED là gì?
Mục tiêu của FED đó chính là ổn định giá cả và tăng trưởng việc làm bền vững . Để thực hiện được mục tiêu này, Fed đã thành lập cơ quan hoạch định chính sách mang tên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) bao gồm 12 thành viên; trong đó, bảy thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 trong số 12 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ.
FOMC bao gồm Hội đồng Thống đốc — được gọi là Hội đồng Dự trữ Liên bang (FRB) – chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, và chủ tịch của 4 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực khác phục vụ trên cơ sở luân phiên.
Ủy ban chịu trách nhiệm về các quyết định chính sách tiền tệ, được phân thành ba lĩnh vực – tối đa hóa việc làm, ổn định giá cả và điều tiết lãi suất dài hạn. Hai điều đầu tiên được gọi là nhiệm vụ kép của Fed.
Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, bao gồm cả Fed, cũng đã sử dụng một công cụ được gọi là nới lỏng định lượng (QE) để mở rộng tín dụng tư nhân, hạ lãi suất và tăng hoạt động đầu tư và thương mại thông qua việc ra quyết định của FOMC. Nới lỏng định lượng chủ yếu được sử dụng để kích thích các nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái khi tín dụng khan hiếm, chẳng hạn như trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Mỗi giai đoạn kinh tế FED sẽ công bố lãi suất FED mục tiêu kjasc nhau để đảm bảo được mục tiêu tiền tệ cuối cùng mà FED vẫn luôn hướng tới
FED có nhiệm vụ chính đó chính là điều tiết cung tiền sao cho thị trường liên ngân hàng tự tạo tập được mức lãi suất FED mà FED công bố.FED thường điều chỉnh giảm hoặc giữ nguyên lãi suất nếu lạm phát ở mức thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao,. Ngược lại, nếu lạm phát đạt giới hạn và số lượng việc làm tạo đang ở mức cao, FED sẽ điều chỉnh lãi suất theo hướng giữ nguyên hoặc tăng lên.
Tác động khi tăng lãi suất FED là gì?
Lãi suất FED sẽ là cơ sở cho các loại lãi suất vay, lãi suất tiền gửi, lãi suất trái phiếu. Khi lãi suất FED tăng lên thì hầu hết các loại lãi suất có mặt trên thị trường cũng sẽ đồng thời tăng lên, từ đó làm hạn chế nhu cầu vay mượn của các cá nhân, tổ chức, hay các chủ thể trong nền kinh tế.
Ngược lại, khi lãi suất FED giảm thì sẽ kích thích các chủ thể vay mượn lẫn nhau, từ đó sẽ làm gia tăng nhu cầu đầu tư, kích cầu kinh tế. Khi kinh tế đã đủ ổn định mà vẫn giữ nguyên mức lãi suất thấp thì sẽ dấn đến việc sử dụng vòng vốn kém hiệu quả nảy sinh ra các lĩnh vực rủi ro. Hai hiện tượng phổ biến nhất khi FFR có mức lãi suất thấp chính là sinh ra bong bóng tài sản và tỉ lệ lạm phát cao. Nguy hại đến sự bền vững, gây khủng hoảng kinh tế.

Tác động ở Việt Nam khi tăng lãi suất FED là gì?
Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài. Bởi khi FED tăng lãi, tiền bị hút về thì rất có khả năng các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn về Mỹ.
Thứ hai, lãi suất FED tăng sẽ gây ảnh hưởng lên tâm lí của các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư sẽ suy nghĩ đồng đô la sẽ tăng trong thời gian sắp tới. Vì thế họ sẽ nắm giữ đồng đô la không giao dịch khiến tỉ giá mất ổn định.
Thứ ba, lãi suất VND có bị ảnh hưởng nhưng sự ảnh hưởng này không quá lớn. Vì vậy các ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ là có thể giảm thiểu các tác động xuống mức thấp nhất.
Thứ tư, lãi suất USD tăng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ trả nợ bằng USD của nhiều quốc gia bị tăng lên, nhất là trong bối cảnh vay nợ của nhiều nước nóng dần trong thời gian qua.

Thứ năm, khi FED tăng giá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nợ công ở Việt Nam. Bởi khi tiền bị mất giá thì công nợ sẽ tăng. Bởi khi đi vay và khi đi trả thì tất cả đều tính bằng ngoại tệ. Điều này gây nên áp lực rất lớn đối với công nợ khiến nhiều chính phủ cũng như doanh nghiệp phải đau đầu.
Trên đây là những thông tin về lãi suất FED là gì? Hãy tìm hiểu thêm những kiến thức đầu tư tại đây!
Xem thêm: