Hotline: (0971) 552 728

Email: cskh@dautugi.com.vn

Lý thuyết Dow là gì – Kiến thức phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

by

Thị trường chứng khoán đang ngày một phổ biến hơn tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Để có thể đầu tư chứng khoán, một trong những điều quan trọng bạn cần biết đó là phân tích kỹ thuật. Một trong những nền tảng của phân tích kỹ thuật chính là Lý thuyết Dow. Hôm nay, dautugi sẽ cũng bạn tìm hiểu về lý thuyết căn bản này.

Mục lục

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản & những hạn chế

Nền tảng cơ bản nhất để nghiên cứu những biến động của phương pháp thị trường đầu tư là Lý thuyết Dow. Trên thị trường, Lý thuyết Dow thể hiện rõ nét sự biến động tăng giảm xảy ra.

Lý thuyết Dow thể hiện biến động của thị trường chung hoặc của từng mã cổ phiếu hay cặp tiền tệ nào đó. Khi thị trường chứng khoán tăng hoặc giảm, dù có 1 số cổ phiếu đi ngược với thị trường nhưng theo nhiều nhà đầu tư thì ¾ cổ phiếu sẽ giao động giống thị trường và chắc chắn mã cổ phiếu của bạn cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều về xu hướng.

Lý thuyết Dow là nền tảng kiến thức nhập môn cơ bản. Từ lý thuyết này người ta có thể dễ dàng phân loại nắm bắt được các nền tảng lý thuyết khác. Nhưng có một loại lý thuyết không dựa trên nền tảng này là chỉ báo Ichimoku do người Nhật xây .

Tuy là nền tảng của kiến thức phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán, nhưng Lý thuyết Dow vẫn còn bị vấn đề về độ trễ.

Một trong những chỉ số đi liền với Lý thuyết Dow là chỉ số trung bình chứng khoán. Ngày nay người ta biết đến cái tên: “Chỉ số Dow Jone”, tập hợp 30 cổ phiếu lớn & hàng đầu nước Mỹ. Chỉ số Dow Jone có thể hiểu tương tự như chỉ số VN30, còn S&P500 thì giống như chỉ số Vnindex.

Lịch sử hình thành Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow: nền tảng phân tích kỹ thuật của 1 trader chuyên nghiệp

Lý thuyết Dow do ông Charles h.Dow phát hiện ra. Lý thuyết Dow bao gồm các lý thuyết cơ bản, các lý thuyết có bản đó được hình thành thông qua 1 loạt các bài xã luận do ông viết đăng tải trên tờ Wall Street Journal. Những bài viết này thể hiện niềm tin của Dow về cách phản ứng của thị trường chứng khoán cũng như cách thức đo lường sức khỏe thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận.

Điều đáng buồn là, Charles H.Dow đã đột ngột qua đời vào năm 1902, điều này đã khiến toàn bộ tài liệu của ông vẫn trong trạng thái dang dở. Nhưng may mắn thay, cộng sự của Dow, tiêu biểu là William P.Hamilton đã thay ông giữ chức biên tập tờ Wall Street Journal. Ông đã tiếp tục nghiên cứu những tài liệu còn dang dở và hoàn thiện chúng, cuối cùng cho ra đời lý thuyết Dow như ngày hôm nay.

Dow có niềm tin rằng thước đo đáng tin cậy cho điều kiện tổng thể của một nền kinh tế là thị trường chứng khoán. Và để đánh giá chính xác các điều kiện đó cũng như xác định hướng xu hướng chính của thị trường và hướng phát triển của từng cổ phiếu riêng lẻ người ta sử dụng cách phân tích tổng thể.

Để làm được vậy Dow chủ yếu dựa vào 2 chỉ số gồm: Chỉ số công nghiệp Dow Jones và Chỉ số đường sắt Dow Jones (nay là Chỉ số vận tải), được Dow biên soạn đăng tải trên Wall Street Journal. Ông cho rằng chúng có thể phản ánh chính xác các điều kiện kinh doanh vì chúng bao gồm hai phân khúc kinh tế chính: công nghiệp và đường sắt (vận tải). Dù các chỉ số này đã thay đổi trong suốt 100 năm qua, nhưng lý thuyết vẫn áp dụng và trở thành 1 trong những lý thuyết cơ bản nhất.

Nguyên lý của lý thuyết Dow

Trong các lý luận của mình Charles H. Dow đã giới thiệu nên 6 nguyên lý cơ bản nhất. Mỗi nội dung trong nguyên lý này đều dựa vào sự tác động của thị trường.

Nguyên lý 1: Thị trường phản ánh tất cả

 “Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ, thực tế không phải là điều mới mẻ với  nhà giao dịch, vì chúng luôn được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Rất nhiều trader chỉ cần nhìn vào biến động giá, mà không cần nhìn vào các yếu tố khác như chỉ báo chẳng hạn cũng có thể xác định được xu thế thị trường.

Giống như phân tích kỹ thuật chính thống, lý thuyết Dow chủ yếu tập trung vào giá cả. Tuy nhiên, khác ở chỗ lý thuyết Dow liên quan đến biến động toàn bộ thị trường hơn là chỉ thu hẹp trong thị trường chứng khoán.

Ví dụ, người theo lý thuyết Dow sẽ xem xét biến động giá theo các chỉ báo nằm trong xu hướng chính. Một khi họ có ý tưởng về xu hướng trên thị trường, họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư. Nếu xu thế chính là xu hướng tăng, thì nhà đầu tư sẽ mua giao dịch cổ phiếu riêng lẻ với mức định giá hợp lý.”

Nguyên lý 2: 3 Xu thế của thị trường

nguyen ly cua ly thuyet dow

Xu thế cấp một ( Primary Movement): Thường kéo dài hơn một năm hoặc vài năm. Xu thế này chia ra làm 2 nhóm xu thế tăng hoặc giảm và luôn kìm hãm sự phát triển của nhau.

Xu thế cấp hai (Medium Swing) : Đây chỉ là xu thế phụ và có chiều hướng ngược với xu thế cấp một. Chẳng hạn nếu xu thế chính tăng thì xu thế cấp 2 là giảm và ngược lại. Xu thế cấp 2 thường kéo dài từ 3 tuần đến không quá 3 tháng.

Xu hướng nhỏ (Medium Swing): thời gian thể hiện của xu hướng này khá ngắn, thông thường không quá 3 tuần. Nó thường áp dụng để điều chỉnh  các biến động giá ngược với xu hướng thứ hai.

Nguyên lý 3: 3 giai đoạn trong xu thế chính

  • Đối với xu hướng tăng sẽ được hình thành bởi 3 giai đoạn tích lũy, bùng nổ và quá độ.
  • Đối với xu hướng giảm sẽ hình thành bởi 3 giai đoạn phân phối, tuyệt vọng và sụp đổ đóng cửa.

Nguyên lý 4: Chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau

ly thuyet dow 10 1

Trong lý thuyết Dow, việc đảo chiều từ thị trường bò (thị trường tăng) sang thị trường gấu (thị trường giảm) không thế nào được xác nhận nếu không có sự xác nhận từ 2 chỉ số (theo truyền thống là Chỉ số trung bình công nghiệp và đường sắt).

Điều này có nghĩa là các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số này phải khớp hoặc tương ứng với các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số khác.

Nguyên lý 5: Sử dụng khối lượng giao dịch để xác định xu hướng

Theo nhận định trong lý thuyết Dow, khối lượng giao dịch sẽ đi cùng tương quan với xu thế thị trường. Các nhà đầu tư cần dựa vào khối lượng giao dịch để xác định xác xu hướng thị trường đang diễn ra. Khối lượng giá tăng lên sẽ kéo theo xu hướng tăng và nếu khối lượng giá giảm sẽ khiến xu hướng giảm.

Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện

Việc xác định xu hướng là để cho chúng ta không giao dịch ngược hoặc chống lại xu hướng. Theo lý thuyết Dow, nguyên lý thứ sáu cũng là nguyên lý cuối cùng này tin rằng một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nó đã bị đảo chiều.

Nhà giao dịch cần kiên nhẫn chờ đợi 1 bức tranh rõ ràng về việc đảo ngược xu hướng bởi vì như ở nguyên lý thứ 2 chúng ta biết rằng thị trường sẽ có nhiều xu hướng nhỏ (minor), xu hướng thứ cấp nên rất dễ gây nhầm lẫn đó thực sự là xu hướng chính hay chỉ là sự điều chỉnh xu hướng.

Leave a Comment

Về chúng tôi

Đầu tư gì là website với hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Chúng tôi sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

CT36A Định Công, Phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

0971-552-728

024-7304-8884

giaodichhanghoaphaisinh@gmail.com