Khi tham gia thị trường chứng khoán, việc học và hiểu các thuật ngữ là vô cùng quan trọng. “Khớp lệnh” là một thuật ngư vô cùng quen thuộc, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu về nó. Hiểu được khó khăn đó của các nhà đầu tư, dautugi sẽ cung cấp đầy đủ nhất kiến thức liên quan đến Khớp lệnh.
Khớp lệnh trong chứng khoán là gì?

Khớp lệnh trong thị trường giao dịch chứng khoán là việc thực hiện xong thoả thuận giữa bên mua và bên bán trên bảng giao dịch điện tử trực tuyến. Lệnh của các nhà đầu tư được ghép với nhau để giao dịch theo mức giá phù hợp với nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường.
Các giao dịch luôn được công khai giúp nhà đầu tư kiểm soát được tình hình biến động thị trường, cũng như quản lý danh mục đầu tư cá nhân một cách kỹ lưỡng nhất.
Ngoài ra, mức giá dùng để giao dịch được gọi là giá khớp lệnh. Trên sàn chứng khoán, có nhiều loại khớp lệnh khác nhau mà bạn cần nắm kỹ.
Nguyên tắc khớp lệnh trong chứng khoán

Có 2 nguyên tắc khớp lệnh:
- Ưu tiên về giá:
Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. - Ưu tiên về thời gian:
Trong trường hợp các lệnh có cùng mức giá trị lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Các loại khớp lệnh trong chứng khoán
Khớp lệnh định kỳ
Khớp lệnh định kỳ là giao dịch được thực hiện dựa trên thời điểm khớp lệnh mua và bán trong 1 thời điểm xác định. Trên các sàn giao dịch, khớp lệnh định kỳ được dùng để xác định giá mở cửa và đóng cửa của 1 loại cổ phiếu.
Có các phương thức khớp lệnh như lệnh giới hạn (LO), Lệnh ATO, ATC, …
- Lệnh giới hạn – LO (Limit Order): Lệnh mua hoặc bán ở một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh có giá trị tại thời điểm được nhập vào hệ thống sàn giao dịch cho đến hết ngày hoặc thời điểm lệnh được hủy bỏ. Lệnh giới hạn đều được niêm yết trên cả 3 sàn chứng khoán là HSX, HNX và UPCoM.
- Lệnh ATO (At the Opening): Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa sàn chứng khoán. Thực hiện vào khung giờ mở cửa từ 9h – 9h15 hàng ngày. Lệnh ATO được ưu tiên thực hiện trước lệnh LO khi khớp lệnh. Khi mức giá mở cửa được xác định, lệnh này sẽ không thể thực hiện và các phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy bỏ.
- Lệnh ATC (At the Closing): Lệnh khớp tại thời điểm xác định giá đóng cửa. Khung thời gian thực hiện từ 14h30 – 14h45 hàng ngày. Đây là lệnh khá quan trọng vì mức giá đóng của này là mức giá tham chiếu cho phiên giao dịch của ngày tiếp theo. Lệnh ATC sẽ được ưu tiên thực hiện trước so với lệnh giới hạn khi khớp lệnh. Khối lượng chứng khoán khi thực hiện lệnh được cộng vào khối lượng tại mỗi mức giá khớp lệnh so với lệnh định kỳ.
Khớp lệnh liên tục
Khớp lệnh chứng khoán liên tục là hình thức giao dịch được hệ thống thực hiện ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống. Mức giá của lệnh liên tục là giá của lệnh giới hạn đối ứng đang hiển thị trên cửa sổ lệnh.
Trong khớp lệnh liên tục có các lệnh tiêu biểu như lệnh thị trường và lệnh khớp sau khi đóng cửa.
Lệnh thị trường là khớp lệnh được đặt tại mức giá thấp nhất với lệnh bán và giá cao nhất khi thực hiện lệnh mua. Lệnh chỉ được phép nhập vào hệ thống trong phiên khớp lệnh chứng khoán liên tục. Lưu ý rằng, lệnh thị trường sẽ bị hủy bỏ nếu như tại thời điểm nhập lệnh không có lệnh giới hạn để đối ứng.
Tại sàn HoSE lệnh này được viết tắt là MP – Market Price: MP được áp dụng ở lệnh khớp liên tục được thực hiện trên sàn HoSE và chỉ chiếm 1% các lệnh được đặt
Lệnh thị trường tại sàn HNX bao gồm các lệnh nhỏ như MAK, MOK, MTL.
Lệnh khớp sau giờ: Còn gọi tắt là PLO, lệnh này chỉ được thực hiện tại sàn giao dịch HNX sau phiên đóng cửa từ 14h45 đến 15h mỗi ngày. Theo đó, lệnh PLO được đặt tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc lệnh ATC. Khi kết thúc phiên giao dịch sau giờ, lệnh PLO không được thực hiện sẽ bị hủy.
Khớp lệnh thỏa thuận
Khớp lệnh thỏa thuận hay giao dịch thỏa thuận là hình thức khớp lệnh dựa trên các thỏa thuận tự thực hiện giữa các nhà đầu tư cả về giá lẫn khối lượng. Giá trong lệnh thỏa thuận sẽ giao động trong khoảng giá của ngày giao dịch.
Sau khi đã thỏa thuận thành công giữa các bên mua và bán. Nhà đầu tư sẽ thông báo cho công ty chứng khoán để tiến hành ghi nhận các kết quả vào hệ thống.
Cách khớp lệnh trong chứng khoán
Chứng khoán phái được xem là một công cụ tài chính có giá trị dựa vào trị giá của 1 tài sản cơ sở nhất định. Loại tài sản này có thể là hàng hóa hoặc cổ phiếu, trái phiếu, …
Mức giá trong giao dịch chứng khoán phái sinh giữa các bên tham gia mua bán được thỏa thuận trước vào thời điểm xác định trong tương lai.
Hiện nay có 4 loại chứng khoán phái sinh đang được thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán:
- Hợp đồng tương lai: Được niêm yết giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán
- Hợp đồng kỳ hạn: thỏa thuận giữa các bên mua bán tài sản trong tương lai với mức giá thỏa thuận ở thời điểm hiện tại
- Hợp đồng hoán đổi: Thỏa thuận từ 2 bên giao dịch về hoán đổi dòng tiền phát sinh trong tương lai
- Hợp đồng quyền chọn: người giữ quyền hợp đồng có quyền mua bán tài sản cơ sở ở thời điểm trong tương lai với mức giá được xác định trước. Bên bán hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch khi người giữ quyền thực hiện hợp đồng.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ Khớp lệnh trong chứng khoán giúp giải đáp các thắc mắc cơ bản về lệnh Khớp lệnh trong chứng khoán an toàn, ghé thăm https://dautugi.com.vn/để cập nhật thêm nhiều bài viết hay nhé.