Nhà đầu tư khi muốn dấn thân vào thị trường chứng khoán. Thì đầu đầu tiên bạn phải biết đó là cách đọc bảng giá chứng khoán. Để đánh giá được diễn biến thị trường một cách chính xác, Nhà đầu tư cần học cách đọc bảng giá chứng khoán. Sau đây dautugi sẽ hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán.
Mục lục
Cách đọc thông tin thị trường trên bảng giá chứng khoán
Việc hiểu được các mã trên bảng chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu cặn kẽ và có thể nắm bắt được tình hình. Đây cũng có thể coi là cách đọc bảng giá chứng khoán để nắm bắt tình hình giao dịch các cổ phiếu.

Mã chứng khoán
Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu một ra riêng khi giao dịch trên sàn. Mã chứng khoán được sở cấp và dùng để làm NĐT nhập thông tin khi đặt lệnh.
Ví dụ: Công ty cổ phần đầu tư thế giới di động có mã là MWG, Công ty cổ phần FPT có mã là FPT.
Giá tham chiếu
Đây là mức giá đóng của tại phiên gian dịch gần nhất trước đó, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Cơ sở để tính toán Giá sàn và Giá trần là Giá tham chiếu. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.
Giá trần
Mức giá kịch trần hay còn gọi là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.
• Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu
• Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu
• Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá tham chiếu (Giá bình quân phiên giao dịch liền trước).
Giá sàn
Mức giá kịch sàn hay mức giá thấp nhất là mức giá bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh dương.
• Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng -7% so với Giá tham chiếu
• Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng -10% so với Giá tham chiếu
• Sàn UPCOM sẽ là mức tăng -15% so với Giá tham chiếu (Giá bình quân phiên giao dịch
liền trước).
Bên mua trong bảng chứng khoán
Khi có các mức giá và khối lượng tương ứng đang chờ mua, giá cao hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước:

• Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện thời và khối lượng đặt mua tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua ở mức giá thấp hơn
• Cột “Giá 2” và “KL 2”: biểu thị các lệnh đặt mua ở mức thấp hơn mức giá 1, và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1”
• Cột “Giá 3” và “KL 3”: biểu thị các lệnh đặt mua ở mức thấp hơn mức giá 2, và có độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” và “Giá 2”
Ví dụ: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID hiện tại 40.75, giá ưu tiên 1 là 40.7, nếu có lệnh đặt bán nhỏ hơn hoặc bằng giá 40.7 thì những người đặt mua giá 40.7 sẽ được ưu tiên khớp trước và khớp ở mức giá 40.7.
Bên bán trong bảng chứng khoán
Các mức giá và khối lượng tương ứng đang chờ bán. Giá thấp hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước

• Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt bán thấp nhất hiện thời và khối lượng đặt bán tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt
bán ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt bán ở mức giá cao hơn
• Cột “Giá 2” và “KL 2”: biểu thị các lệnh đặt bán ở mức cap hơn mức giá 1, và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt bán ở mức “Giá 1”
• Cột “Giá 3” và “KL 3”: biểu thị các lệnh đặt bán ở mức cao hơn mức giá 2, và có độ ưu tiên sau lệnh đặt bán ở mức “Giá 1” và “Giá 2”
Ví dụ: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID hiện tại 40.75, giá ưu tiên bán 1 là 40.75, nếu có lệnh đặt mua cao hơn hoặc bằng giá 40.75 thì những người đặt bán giá 40.75 sẽ được ưu tiên khớp trước và khớp ở mức giá 40.75.
Lưu ý: Nếu trong phiên định kỳ (ATO/ATC), lệnh với giá ATO/ATC sẽ là mức giá 1 do lệnh này chấp nhận mua bằng mọi giá nên luôn có
thứ tự ưu tiên khớp cao nhất.
Khớp lệnh trên bảng thông số chứng khoán

Trong phiên khớp lệnh liên tục
Là thông tin đang khớp lệnh trên thị trường hiện tại
• “Giá TH”: Giá đang khớp, giá thị trường
• “KLTH”: khối lượng thực hiện, là khối lượng giao dịch gần nhất tương ứng với mức giá đang khớp
• “+/-”: Tăng/giảm giá là mức thay đổi của giá thị trường so với giá tham chiếu của chứng khoán
• “Tổng khối lượng”: Tổng khối lượng khớp lũy kế trong phiên giao dịch ngày hôm nay
Trong phiên khớp lệnh định kỳ (ATO/ATC)
Là thông tin khớp lệnh tạm tính trong phiên ATO/ATC
• “Giá TH”: Là giá dự kiến khớp trong phiên ATO/ATC
• “KLTH”: khối lượng dự kiến sẽ khớp tương ứng với mức giá trên, khối lượng này chỉ hiển thị với mã chứng khoán sàn HNX
• “+/-”: Tăng/giảm giá là mức thay đổi của giá dự kiến so với giá tham chiếu của chứng khoán
• “Tổng khối lượng”: Tổng khối lượng đã khớp lũy kế trong phiên giao dịch ngày hôm nay
Nhà đầu tư nước ngoài
Thông tin giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài:

• NN mua: Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài mua trong hôm nay
• NN bán: Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài bán trong hôm nay
• Room CL: Khối lượng tối đa còn lại Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua
Đầu tư gì gợi ý: Hướng dẫn cách chơi chứng khoán Mỹ
Cách đọc bảng giá chứng khoán qua màu sắc
Một số quy định về màu sắc trên bảng giá:
• Màu tím: giá tăng kịch trần so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
• Màu xanh lá cây: giá tăng so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
• Màu vàng: giá bằng giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
• Màu đỏ: giá giảm so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
• Màu xanh dương: giá giảm kịch sàn so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
Thông tin về đơn vị giá trong chứng khoán
• Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW: x1000 (Ví dụ giá khớp BID là 40.7 nghĩa là giá 47,700 VNĐ)
• Đối với mã chứng khoán phái sinh: x1 (Ví dụ giá khớp của VN30F2007 là 900 nghĩa là điểm hợp đồng là 900)
Thông tin về đơn vị khối lượng trong chứng khoán
• Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HOSE: x10 (Ví dụ khối lượng khớp CTG là 1,38 nghĩa là khối lượng khớp 1,380)
• Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HNX và UPCOM: x100 (Ví dụ khối lượng khớp ACB là 1,3 nghĩa là khối lượng
khớp 1,300)
• Đối với mã chứng khoán phái sinh: x1 (Ví dụ khối lượng khớp của VN30F2007 là 13 nghĩa là khối lượng khớp 13)
Trên đây là hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán được đầu tư gì hướng dẫn. Hy vọng thông qua bài viết dưới đây quý khách sẽ rút ngắn thời gian tìm hiểu về chứng khoán để có thể đưa ra những quyết định đầu tư nhanh chóng và kịp thời nhất nhé.
Bài viết tham khảo: