Hotline: 0865.450.045

Email: cskh@dautugi.com.vn

 

Toàn tập về hợp đồng quyền chọn (Options Contract) là gì

by

Hợp đồng quyền chọn là một trong bốn công cụ của thị trường phái sinh, giúp cho nhà đầu tư có thêm lựa chọn khi đầu tư. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về loại hợp đồng này.

Khái niệm về Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) là hợp đồng mà theo đó bên tham gia hợp đồng có quyền (không có nghĩa vụ) mua hoặc bán tài sản cơ sở với một mức giá được xác định trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Trong hợp đồng quyền chọn:

  • Tài sản cơ sở: có thể là bất cứ một tài sản nào, có thể là hàng hóa thực, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, tiền tệ, lãi suất,…
  • Thời điểm xác định trong tương lai để thực hiện hợp đồng được gọi là ngày đáo hạn.
  • Thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày đáo hạn được gọi là kỳ hạn của quyền chọn.
  • Mức giá của tài sản cơ sở được xác định trước được gọi là giá thực hiện.

Ví dụ: Ngày 18/05/2021, ông A mua từ ông B một hợp đồng quyền chọn mua 100 lít dầu với mức giá 15.000 đ/lít, thời hạn 5 tháng. Với hợp đồng quyền chọn này:

  • Ông A là Bên mua quyền chọn, ông B là Bên bán quyền chọn.
  • Tài sản cơ sở là dầu.
  • Giá thực hiện là 15.000 đ/lít
  • Ngày đáo hạn là 18/10/2021.

Theo hợp đồng này, vào ngày đáo hạn, ông A có quyền mua hoặc không mua 100 lít dầu từ ông B, tùy thuộc vào mức giá dầu trên thị trường tại thời điểm đấy. Nhưng nếu ông A quyết định thực hiện mua thì ông B phải bán cho ông A 100 lít dầu với mức giá là 15.000 đ/lít cho dù lúc đó giá dầu trên thị trường có biến đổi như thế nào chăng nữa.

hợp đồng quyền chọn là gì
Khái niệm về hợp đồng quyền chọn là gì

Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn là gì

  • Không được niêm yết và không có tính chuẩn hóa: Hợp đồng  quyền chọn là thỏa thuận giữa các bên tham gia, không được niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung và các điều khoản, đối tượng được quy định trong hợp đồng phụ thuộc vào ý chí và thỏa thuận của các bên tham gia, không mình tính tiêu chuẩn.
  • Không cần ký quỹ: Các bên tham gia hợp đồng quyền chọn đều không cần ký quỹ cho bên còn lại nhưng Bên mua quyền chọn phải trả một khoản phí cho bên Bán quyền chọn, được gọi là phí quyền chọn.
  • Bên mua quyền chọn có trách nhiệm trả phí quyền chọn cho Bên bán quyền chọn. Đến ngày đáo hạn, Bên mua quyền chọn có quyền lựa chọn mua (bán) hoặc không mua (không bán) tài sản cơ sở từ (cho) người bán quyền. Tuy nhiên, nếu Bên mua quyền chọn quyết định lựa chọn mua (bán) thì Bên bán quyền bắt buộc phải bán (mua) tài sản cơ sở đó cho (từ) Bên mua quyền.

Phân loại hợp đồng quyền chọn (Options Contract)

phân loại hợp đồng quyền chọn
Đặc điểm hợp đồng quyền chọn

Quyền chọn mua (Call Option): là hợp đồng quyền chọn trao cho Bên nắm giữ hợp đồng hay Bên mua một quyền (không phải nghĩa vụ) được mua tài sản cơ sở tại mức giá xác định vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.

Bên mua quyền chọn mua ( Bên nắm giữ quyền chọn hay Bên mua ) phải trả phí quyền chọn cho Bên bán quyền chọn mua (Bên bán). Bên bán có nghĩa vụ phải bán tài sản cơ sở với giá thực hiện nếu người mua thực hiện quyền.

Quyền chọn bán (Put Option): là hợp đồng quyền chọn cho phép Bên nắm giữ hợp đồng hay Bên mua một quyền (không phải nghĩa vụ) được bán tài sản cơ sở tại mức giá xác định vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.

Bên mua quyền chọn phải trả phí quyền chọn cho Bên bán quyền chọn  và Bên bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở với giá thực hiện trong trường hợp người mua thực hiện quyền.

Xem thêm:

Các kiểu quyền chọn (Options)

các kiểu trong hợp đồng quyền chọn
  • Quyền chọn châu Âu (European Option): cho phép Bên mua quyền chọn thực hiện quyền đúng ngày đáo hạn.
  • Quyền chọn Mỹ (American Option): cho phép Bên mua quyền chọn thực hiện quyền bất kỳ thời điểm nào từ khi ký hợp đồng đến ngày đáo hạn
  • Quyền chọn Bermuda (Bermudan Option): cho phép Bên mua quyền chọn thực hiện quyền vào những ngày được xác định rõ trên hợp đồng và ngày đáo hạn.
  • Quyền chọn Châu Á (Asian Option): là quyền chọn với khoản thanh toán bù trừ được xác định bằng trung bình giá gốc trong một khoảng thời gian định trước.
  • Quyền chọn rào cản (Barrier Option): là quyền chọn với đặc trưng chung là giá của tài sản gốc phải vượt qua một ngưỡng (“rào cản”) nhất định trước khi quyền này được thực hiện.
  • Quyền chọn kép (Binary Option): là một dạng quyền chọn tất cả hoặc không có gì. Trong đó, việc thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị sẽ diễn ra nếu như tài sản gốc phù hợp với điều kiện đã được xác định từ trước lúc đáo hạn. Còn nếu không phù hợp thì nó sẽ đáo hạn mà không có giá trị gì.
  • Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option): là một phạm trù rộng của các quyền chọn, có thể bao gồm các cấu trúc tài chính phức tạp.
  • Quyền chọn thông thường (Vanilla Option): bất kỳ quyền chọn nào không phải là kỳ cục.

Trên đây là những chia sẻ của đầu tư gì về một công cụ khác của thị trường phái sinh là Hợp đồng quyền chọn Options Contract là gì, mong rằng các bạn, những nhà đầu tư hiện tại và tương lai có thêm hiểu biết về thị trường tài chính và thị trường phái sinh.

Xem thêm:

Leave a Comment

Về chúng tôi

Đầu tư gì là website với hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Chúng tôi sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

CT36A Định Công, Phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

0865.450.045

giaodichhanghoaphaisinh@gmail.com