Khái niệm hợp đồng kỳ hạn (Forward) là gì – Đặc điểm hợp đồng kỳ hạn

by

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán phái sinh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/08/2017 và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về Hợp đồng kỳ hạn là gì và những điều cơ bản về loại hợp đồng này.

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá thống nhất giữa hai bên tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

  • Tài sản cơ sở: là đối tượng trao đổi, mua, bán được quy định trong hợp đồng. Tài sản cơ sở trong hợp đồng kỳ hạn có thể là hàng hóa thông thường, ngoại t
  • ệ, chứng khoán, chỉ số chứng khoán
  • Thời điểm xác định trong tương lai được gọi là ngày đáo hạn hoặc ngày thanh toán hợp đồng, là ngày mà hai bên thực hiện nghĩa vụ mua hay bán của minh.
  • Thời gian từ khi hai bên ký hợp đồng đến ngày đáo hạn được gọi là kỳ hạn hợp đồng. Mức giá thỏa thuận, áp dụng tại thời điểm ngày đáo hạn, được ấn định trước trong hợp đồng kỳ hạn được gọi là giá kỳ hạn.
hợp đồng kỳ hạn là gì
Khái niệm hợp đồng kỳ hạn là gì

Giá trị của hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn bao gồm 2 bên giao dịch là người mua và người bán. Mức giá bán đã được ấn định tại một thời điểm xác đình trong tương lai.

Giá trị nhận được của người mua cho một đơn vị tài sản là S(t) – K. Trong đó:

K là giá kỳ hạn đã được ấn định trước trong hợp đồng, S(t) là giá của tài sản tại thời điểm kết thúc hợp đồng.

Mức giá kỳ hạn được ấn định ngay từ lúc ký hợp đồng, sau này, giá thị trường có thay đổi thế này thì mức giá kỳ hạn vẫn sẽ giữ nguyên. Khi đến thời điểm đáo hạn, người mua bắt buộc phải mua tài sản có giá S(t) với mức giá K đã ấn định từ trước.

Như vậy, giá trị nhận được của người bạn sẽ là K – (S)t. Nếu (S)t > K, người mua lãi và người bán lỗ. Nếu (S)t < K, người mua lỗ và người bán lãi.

Xem thêm:  Chi phí cơ hội là gì? Công thức tính chí phí cơ hội?

Đặc biệt, trong hợp đòng kỳ hạn, hai bên mua/bán không mất phí hợp đồng nên giá trị nhận được từ hợp đồng cũng chính là khoản lỗ hay lãi của hai bên tham gia hợp đồng.

Ví dụ: Vào 1/9/2021, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn với công ty B mua 1 tấn gạo với kỳ hạn 3 tháng và giá kỳ hạn là 10 triệu. Theo đó, công ty A là bên mua và công ty B là bên bán. Đến 1/12 là thời điểm đáo hạn hợp đồng, lúc này giá gạo đã lên 12 triệu/tấn, vậy là công ty B lãi 2 triệu và công ty A lỗ 2 triệu. Một tình huống khác, giá gạo lúc này giảm xuống 8 triệu/tấn nên công ty A lãi 2 triệu và công ty B lỗ 2 triệu.

Hợp đồng kỳ hạn
Giá trị của hợp đồng kỳ hạn

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

  • Tại ngày ký kết hợp đồng, Bên mua không thực hiện thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho Bên bán và Bên bán không thực hiện trao đổi tài sản cơ sở cho Bên mua. Mà hai hoạt động này sẽ được thực hiện tại ngày đáo hạn của hợp đồng.
  • Tại ngày đáo hạn, hai bên phải có trách nhiệm, bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã được quy định trong hợp đồng kỳ hạn ( trong đó có nghĩa vụ thanh toán tiền của Bên mua và nghĩa vụ chuyển giao tài sản cơ sở của Bên bán ).
  • Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa Bên mua và Bên bán, không qua trung gian nên loại hợp đồng này không phát sinh phí hợp đồng và không được giao dịch trên thị trường tập trung.
  • Cá nhân, tổ chức tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể đóng vị thế là Bên bán hoặc Bên mua của hợp đồng này bằng cách ký một hợp đồng khác với Bên thứ ba và với vị thế ngươc lại là Bên mua hoặc Bên bán.
  • Hợp đồng kỳ hạn mang tính thanh khoản kém do việc chuyển nhượng vị của mình trong hợp đồng trước ngày đáo hạn không hề dễ dàng.
  • Hợp đồng kỳ hạn mang tính rủi ro cao do một bên tham gia hợp đồng không thực hiện hợp đồng khi nhận thấy lợi ích của mình bị ảnh hưởng lớn khi thực hiện hợp đồng.
đặc điểm hợp đồng kỳ hạn là gì

Ví dụ: Ngày 16/05/2021, ông A ký kết hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với ông B, mua 01 tấn cà phê từ ông B với mức giá ấn định là 40.000đ/kg. Như vậy, đối với hợp đồng này:

  • Bên mua là ông A, Bên bán là ông B.
  • Ngày ký kết hợp đồng là 16/05/2021, ngày đáo hạn là 16/08/2021.
  • Giá kỳ hạn là 40.000 đ/kg.

Xem thêm:

Ý nghĩa của hợp đồng kỳ hạn

Ý nghĩa của hợp đồng kỳ hạn là phòng ngừa rủi ro cho cả Bên mua và Bên bán trước sự biến động của các yếu tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, …. làm ảnh hưởng đến giá của tài sản cơ sở.

Xem thêm:  Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh - Công cụ đắc lực cho nhà đầu tư
ý nghĩa hợp đồng kỳ

Các doanh nghiệp thường sử dụng hợp đồng kỳ hạn để cố định một khoản chi phí, thường là chi phí nguyên vật liệu, tránh sự leo thang của giá cả từ đó xác định giá bán thành phẩm, hàng hóa và đưa phương án kinh doanh hợp lý.

Các ngân hàng thương mại, các Công ty đa quốc gia hay các Công ty thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu và nhà đầu tư tài chính thường sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá của tài sản cơ sở.

So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Để nhận biết những điểm khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, chúng ta cần so sánh các đặc điểm sau: tính chất, tính tiêu chuẩn hóa hợp đồng, rủi ro trong thanh toán và tính thanh khoản.

So sánh về tính chất

Hợp đồng tương lai có sở giao dịch làm trung gian trao đổi hợp đồng trên thị trường. Đây là sự khác biệt lớn nhất. Các sàn giao dịch tương lai cho phép các nhà giao dịch ẩn danh mua và bán các hợp đồng tương lai mà không cần xác định đối tác của một hợp đồng cụ thể. Ngoài ra, sàn giao dịch tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường kỳ hạn, giúp các đối tác tham gia hợp đồng tương lai thực hiện nghĩa vụ của họ hiệu quả hơn so với khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn.

So sánh về tính tiêu chuẩn hóa hợp đồng

Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa còn hợp đồng kỳ hạn có thể được ký kết đối với bất kỳ loại hàng hóa nào với số lượng và chất lượng, các điều khoản thanh toán do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng, tức là không có tiêu chuẩn cụ thể nào. Trong khi đó, các hợp đồng tương lai niêm yết trên các sàn giao dịch được quy định đối với số lượng hàng hóa cụ thể và đáp ứng các yêu cầu chất lượng tối thiểu tại thời điểm giao hàng cụ thể.

So sánh về rủi ro thanh toán

Sử dụng các hợp đồng tương lai được niêm yết trên sàn giao dịch sẽ kiểm soát rủi ro thanh toán. Trong hợp đồng tương lai, cả người mua và người bán đều không biết đối tác của họ là ai. Cơ quan thanh toán bù trừ hoạt động như một cơ sở thanh toán bù trừ cho tất cả các giao dịch.

Đối với hợp đồng kỳ hạn, lỗ và lãi được thanh toán khi đáo hạn, trong khi những thay đổi về giá trị của các bên trong hợp đồng tương lai (thông qua tài khoản) được điều chỉnh hàng ngày theo giá trị thị trường. Ngoài ra, hợp đồng tương lai có các yêu cầu ký quỹ nhất định. Do đó, sự kết hợp giữa yêu cầu thanh toán hàng ngày và ký quỹ sẽ giúp phòng ngừa rủi ro thanh toán hợp đồng tương lai.

Xem thêm:  Những điều cần biết về quỹ đầu tư hàng hoá

So sánh về tính thanh khoản

Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn do có sự tham gia của trung tâm thanh toán bù trừ.

Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn

Các bên tham gia hợp đồng kỳ hạn sẽ phải đối  mặt với hai rủi ro chính là rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán.

  • Rủi ro thanh khoản: Vì hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận riêng của Bên mua và Bên bán, không qua trung gian và cũng không được niêm yết trên các thị trường tập trung, các sàn giao dịch nên việc chuyển nhượng hợp đồng hoặc đóng hợp đồng bằng vị thế đối lập cũng rất khó khăn. Từ đó dẫn đến rủi ro thanh khoản khi ký hết hợp đồng cho cả Bên mua và Bên bán.
  • Rủi ro thanh toán: Thông thường thì khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn thì bên mua sẽ không ký quỹ hay đặt cọc một số tiền nhất định cho Bên bán và Bên bán cũng không chuyển giao bất cứ tài sản cơ sở nào cho Bên mua mà các thao tác thực hiện này chỉ xảy ra khi đến ngày đáo hạn. Tuy nhiên, đến ngày đáo hạn có thể do nguyên nhân khách quan hoặc do nhận thấy sự mất lợi ích tài chính khi thực hiện hợp đồng mà một trong hai bên quyết định từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình khiến cho hợp đồng không được thực hiện làm cho một trong hai bên bị mất đi lợi ích. Từ đó có thể dẫn đến rủi ro thanh toán.
rủi ro hợp đồng kỳ hạn

Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn

Ngày nay, trên thế giới, việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngày càng phổ biến trong việc mua bán hàng hóa, ngoại tệ, chứng khoản,… giữa các cá nhân, tổ chức.

Một số loại hợp đồng kỳ hạn thông dụng trên thế giới như:

  • Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa: tài sản cơ sở là các loại hàng hóa thực như gạo, lúa mỳ, cà phê, dầu thô,…
  • Hợp đồng kỳ hạn ngoại hối: Bên mua và Bên bán thỏa thuận mua, bán một lượng tiền tệ nhất định với tỷ giá được ấn định trước vào một thời điểm trong tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu/ trái phiếu: Tài sản cơ sở là cổ phiếu của một hay nhiều công ty, trái phiếu của một hay nhiều công ty, tổ chức tín dụng hoặc quốc gia.
  • Hợp đồng kỳ hạn lãi suất: là sự thỏa thuận giữa hai bên, đồng ý với một mức lãi suất ấn định trước sẽ được áp dụng cho một khoản vốn nhất định tại một thời điểm thanh toán ở tương lai.

Trên đây là những chia sẻ của đầu tư gì về hợp đồng kỳ hạn (Forward contract), hy vọng sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong tương lai có thêm hiểu biết về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán phái sinh.

Tham khảo:

Về chúng tôi

Đầu tư gì là website với hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Chúng tôi sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

CT36A Định Công, Phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

0865.450.045

giaodichhanghoaphaisinh@gmail.com