Hệ số nợ là gì? Hệ số nợ cho thấy được việc làm ăn kinh doanh của công ty. Đây là số liệu để đo lường năng lực và quản lý nợ của doanh nghiệp. Vậy hệ số nợ là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Hệ số nợ là gì?
Hệ số nợ hay còn gọi là hệ số D/E (Debt to equitу ratio). Hệ số nợ chính là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp được tính bằng cách chia nợ cho vốn cổ phần. Nhờ vào hệ số này sẽ giúp nhận biết được tỉ lệ nợ và cổ phần mà doanh nghiệp đó sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình.
Phải dựa vào các yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp, mục đích vay vốn … để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp. Thông thường, hệ số nợ ở mức 60% tương đương với 60/40 được coi là chấp nhận được và khá an toàn.
Ngoài ra, Hệ số nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu cũng được dùng để đo lường mức độ rủi ro tài chính, cho biết mức độ thiệt hại của các chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản (mất khả năng thanh toán)

Công thức tính hệ số nợ là gì?
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu thể hiện giữa hai nguồn vốn cơ bản (vốn nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu
Ví dụ: Tính tỷ lệ D/E của Công ty Cổ phần Chứng FPT theo số liệu báo cáo thường niên năm 2020
- Nợ phải trả: 1.193,55 tỷ đồng
- Vốn chủ sở hữu: 2.202,17
- D/E= 0.54
Nếu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu > 1: Nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ.
Nếu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu < 1: Nghĩa là tài khoản hiện có của doanh nghiệp do nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ.
Lưu ý:
- Tỷ lệ đòn bẩy cao hơn chỉ ra chỉ ra rằng doanh nghiệp hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp khả năng có rủi ro, giá trị đang bị sụt giảm và các cổ đông cũng kiếm lợi nhuận ít hơn.
- Tuy nhiên, tỷ lệ D / E rất khó so sánh giữa các nhóm ngành trong đó số nợ lý tưởng sẽ thay đổi. Thực tế các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau có đặc điểm nguồn vốn và tốc độ phát triển, tăng trưởng cũng khác nhau. Tỷ lệ D / E tương đối cao có thể phổ biến trong một ngành, trong khi đó, D / E tương đối thấp có thể phổ biến ở ngành khác. Một ví dụ điển hình đó là trong ngành xây dựng thì có tỷ lệ D/E cao ngược lại trong các ngành dịch vụ thì nó có xu hướng nhỏ hơn. Ngành xây dựng cần đầu tư nguồn vốn ban đầu lớn để mua vật tư xây dựng, trang thiết bị làm việc, tiền thuê nhân công…. Còn ngành dịch vụ thì không cần quá nhiều vốn ban đầu, chủ yếu là trí tuệ của nhân lực mang lại hiệu quả công việc.
- Các nhà đầu tư sẽ sửa đổi tỷ lệ D/E mục đích tập trung vào nợ dài hạn hơn, bởi vì nợ dài hạn có tính chất khác với nợ ngắn hạn, chủ yếu hướng cho tương lai về lâu dài hơn.

Ý nghĩa của hệ số nợ là gì?
Thứ nhất, hệ số nợ giúp đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp tức là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
- Nếu một doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao. Thì doanh nghiệp đó có năng lực về tánh chính có thể đánh ứng được việc thanh toán tất cả các khoản nợ. Nếu khả năng thanh toán thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai. Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ, có thể dẫn đến việc phá sản.
Thứ hai, nhờ đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đó có những đánh giá và những giải pháp để cải thiện tình hình chung.
- Với nội tại doanh nghiệp: Thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp cải thiện dòng tiền, xử lý kịp thời các vấn đề khi khả năng thanh toán thấp.
- Với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng: Đánh giá doanh nghiệp đó có khả năng trả các món nợ khi tới hạn không. Từ đó, xem xét đưa ra các quyết định đầu tư, hợp tác, cho vay để tránh rủi ro cao nhất.

Những hạn chế của hệ số nợ là gì?
Các cổ phiếu tiện ích thường có tỷ lệ D / E rất cao so với mức trung bình của thị trường. Tiện ích tăng trưởng chậm nhưng thường có thể duy trì dòng thu nhập ổn định, cho phép các công ty này vay rất rẻ. Tỷ lệ đòn bẩy cao trong các ngành tăng trưởng chậm với thu nhập ổn định thể hiện việc sử dụng vốn hiệu quả. Các mặt hàng chủ lực tiêu dùng hoặc khu vực không theo chu kỳ tiêu dùng có xu hướng cũng có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao vì các công ty này có thể vay với giá rẻ và có thu nhập tương đối ổn định.
Các nhà phân tích không phải lúc nào cũng nhất quán về những gì được xác định là nợ. Ví dụ, cổ phiếu ưu đãi đôi khi được coi là vốn chủ sở hữu, nhưng cổ tức ưu đãi, mệnh giá và quyền thanh lý làm cho loại vốn chủ sở hữu này trông giống như nợ nhiều hơn. Bao gồm cổ phiếu ưu đãi trong tổng nợ sẽ làm tăng tỷ lệ D / E và khiến công ty trông rủi ro hơn. Bao gồm cổ phiếu ưu đãi trong phần vốn chủ sở hữu của tỷ lệ D / E sẽ làm tăng mẫu số và hạ thấp tỷ lệ. Và có thể là một vấn đề lớn đối với các công ty như ủy thác đầu tư bất động sản khi cổ phiếu ưu đãi được đưa vào tỷ lệ D / E.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ số nợ là gì. Để tìm hiểu thêm những kiến thức đầu tư hãy truy cập tại đây!
Xem thêm: