Hệ sinh thái DOT là gì? Hệ sinh thái DOT là một mạng lưới blockchain đa chuỗi có thể khắc phục được những nhược điểm trên hệ sinh thái Ethereum. Chính vì vậy đây là hệ sinh thái tiềm năng và đang trên đã phát triển mạnh mẽ. Vậy cụ thể hệ sinh thái DOT là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Hệ sinh thái DOT là gì?
Hệ sinh thái DOT (Polkadot) là một hệ sinh thái có công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi (multi-chain) không đồng nhất (heterogeneous) đồng thời có khả năng mở rộng. DOT có khả năng kết nối các chuỗi blockchain lẻ lại với nhau. Nhờ đó mà các chuỗi này có khả năng trao đổi dữ liệu xuyên chuỗi và tận dụng tối đa nguồn lực của toàn hệ sinh thái.
Hệ sinh thái DOT mong muốn giải quyết các bài toán nan giải mà hiện nay Bitcoin đang gặp phải. Hệ sinh thái DOT có mục tiêu trở nên phi tập trung hoàn toàn, an toàn và có thể mở rộng để sử dụng hàng loạt. Nó cũng hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần, giúp tiết kiệm năng lượng hơn nhiều khi so sánh với các mạng blockchain phổ biến như Bitcoin và Ethereum.
Hiểu một cách đơn giản, Hệ sinh DOT giống như blockchain của nhiều blockchain. Dự án này sẽ giúp các nhà phát triển có thể xây dựng blockchain riêng trên hệ thống Polkadot một cách dễ dàng, tương tự như các nền tảng như Ethereum hay Binance Smart Chain.

Đặc điểm nổi bật của hệ sinh thái DOT là gì?
Hệ sinh thái DOT được tạo bởi Gavin Wood – một trong những người đồng sáng lập Ethereum. Dự án phát hành vào cuối năm 2020, có trụ sở chính tại Thuỵ Điển. Tầm nhìn của hệ sinh thái Polkadot là tạo ra một khuôn khổ đa chuỗi không đồng nhất, gọi là parachain. Chúng có thể dễ dàng giao tiếp với nhau và xử lý các phép tính song song.
Thứ nhất, hệ sinh thái DOT có chuyên môn hoá cao. Hệ sinh thái DOT không phải sử dụng một chuỗi khối riêng lẻ để cung cấp tất cả các loại dịch vụ, vì các chuỗi phân tách cho phép DOT sử dụng các chuỗi khối riêng biệt để phục vụ các mục đích khác nhau.
Thứ hai, giao tiếp chuỗi chéo. Điều tuyệt vời nhất ở các parachains Polkadot là chúng có thể hợp tác bằng cách giao tiếp với nhau. Thông qua quá trình chuyển đổi các mã thông báo khác nhau, các parachains có thể trao đổi tin nhắn và yêu cầu thông tin.
Thứ ba, bởi vì tất cả các parachains đều tham gia xử lý các giao dịch và tạo ra các khối song song với Chuỗi chuyển tiếp (Relay Chain), nên tốc độ của mạng nói chung được tăng lên đáng kể. Vì vậy mà hệ sinh thái DOT không gặp phải các vấn đề về tốc độ xử lý.
Thứ tư, các parachains và chuỗi khối chính có thể tự nâng cấp mà không cần đến chain fork. Tính năng cụ thể này cho phép các dự án được xây dựng trên blockchain Polkadot triển khai và thích ứng dễ dàng với các bản cập nhật công nghệ.
Thứ năm, Framework Substrate sẽ giúp người dùng dễ dàng tạo ra chuỗi blockchain mới chỉ trong vòng vài phút.
Thứ sáu, mỗi cá nhân tham gia vào mạng lưới đều có tiếng nói, đều có thể tham gia đóng góp vào hệ thống.
DOT cũng đang xây dựng một hệ sinh thái riêng cho mình tương tự như Ethereum ở các mảng trong ngành DeFi như Acala, Phala, Bifrost, Polkastarter, Moonbeam hay Wallet cũng là sản phẩm đáng chú ý như Math Wallet, Cobo Wallet,… Trong khi Ethereum đã khá hoàn thiện và cho thấy những dấu hiệu chững lại thì Polkadot vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục phát triển.
Hệ sinh DOT không hướng tới mục tiêu đánh bại các hệ sinh thái khác như Ethereum mà mục tiêu họ hướng tới đó chính là trở thành đối tác bổ trợ cho mọi nền tảng blockchain khác. Hệ sinh thái DOT chính là nền tảng kết nối và hợp tác, điều này thể hiện rõ ở tính năng Bridge, cầu nối với chính Ethereum thay vì định vị mình là đối thủ cạnh tranh.

Nhược điểm của hệ sinh thái DOT là gì?
Nhược điểm của hệ sinh thái DOT là gì? Vì mới được thành lập chưa lâu nên hệ sinh thái DOT còn tồn đọng một số nhược điểm như sau:
- Hệ sinh thái DOT bao gồm các dự án Parachain mới hoạt động nên còn rất nhiều vấn đề cần phải sửa và cải tiến. Vì thế nó vẫn đang dần được hoàn thiện, và các nhà đầu tư vẫn có thể nhận ra được tiềm năng của DOT coin trong tương lai.
- Hệ sinh thái DOT thực hiện sharding. Điều này sẽ thay thế được việc phải kiểm tra giao dịch bởi tất cả các node trên mạng. Khi đó, Sharding sẽ tiếp nhận hàng ngàn giao dịch trên mỗi giây thay vì phải chờ đợi để trải qua hàng loạt quá trình phức tạp. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn còn e ngại về nó. Bởi trên thực tế, hoạt động này có khả năng gây ra các lỗ hổng trong chuỗi, khi một node bị hỏng thì đồng thời cả hệ thống chuỗi cũng sẽ bị hư hại nghiêm trọng.
Những thông tin về đồng DOT coin?
DOT là token gốc của hệ sinh thái DOT thực hiện những chức năng chính như sau:
- Nhà đầu tư có thể sử dụng đồng tiền ảo này cho việc quản lý và sửa chữa, phát triển giao thức.
- DOT có khả năng tham gia cơ chế đồng thuận xuất hiện trên nền tảng mạng lưới chung, tương tự như Ethereum
- Đồng DOT cũng có thể trở thành phần thưởng dành cho những nhà đầu tư có hoạt động hiệu quả và tích cực trên nền tảng.
- Đây là một phương thức bằng chứng cổ phần. Thực tế là các nhà đầu tư có thể liên kết DOT coin với nhau bằng cách tạo ra các Parachain mới (Proof of Stake — PoS).
Về vốn hóa thị trường, Polkadot đã nằm trong số 10 loại tiền điện tử có giá trị cao nhất trên toàn cầu, với vốn hóa thị trường hơn 35 tỷ đô la.

Những thông tin về DOT coin:
- Ticker: DOT
- Blockchain: Polkadot (chuẩn token DOT)
- Vốn hoá thị trường: 4.593.437.454 USD
- Lượng cung lưu thông: 946.178.032 DOT
- Tổng cung tối đa: 1.027.126.507 DOT
Trên đây là những thông tin về hệ sinh thái DOT mà dautugi đã tổng hợp được! Rất mong những kiến thức này sẽ là tiền đề giúp các nhà đầu tư có thể tìm hiểu về hệ sinh thái DOT.
Xem thêm: