Hard Fork là gì? Quá trình Hardfork chính là quá trình mà các blockchain cần phải cập nhật các phiên bản mới hơn của phần mềm, quá trình này có thể phát sinh sự không đồng thuận từ cộng đồng, điều đó dẫn đến sự phân mảnh chuỗi và tạo ra các chuỗi độc lập. Vậy cụ thể Hardfork là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Hard Fork là gì?
Hard Fork là gì? Đầu tiên để đi vào tìm hiểu Hardfork là gì ta cần đi sâu vào tìm hiểu Fork là gì?
Fork là gì?
Fork là một thuật ngữ khá quen thuộc được sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm, ứng dụng, mã nguồn mở. Fork trong lĩnh vực Crypto chính là một hình thức nâng cấp và sửa lỗi mã nguồn bằng cách tạo ra một phiên bản Blockchain có những tính năng tốt hơn từ chính Blockchain cũ và từ đó hai Blockchain này sẽ chạy song song trên các phần khác nhau của mạng lưới.
Nói cách khác Fork tương tự khi bạn nâng cấp Microsoft nâng cấp Window 11, Apple nâng cấp Iphone lên IOS 14,…
Blockchain có tính chất phi tập trung nên nó thường bị độ trễ trong quá trình lan truyền ảnh hưởng, hoặc giao dịch bị mất trong quá trình truyền tải hay thậm chí là tồn tại cả những nút thông tin độc hại cố tình truyền thông tin sai lệch khiến các nút trong mạng không thể đạt được sự đồng thuận nhất trí về trạng thái tương lai của Blockchain. Quá trình này dẫnd dến sự phân nhánh (fork), trong trường hợp này, chuỗi khối bị chia thành hai hoặc nhiều chuỗi đều hợp lệ và được chấp thuận bởi một phần nào đó của mạng lưới.
Fork có thể diễn ra dưới 3 dạng:
- Temporary Fork: xảy ra khi hai người khai thác khai thác được một khối mới tại cùng một thời điểm.
- Hard Fork: khi giao thức Blockchain bị thay đổi mà không hỗ trợ khả năng tương thích ngược với giao thức cũ.
- Soft Fork: khi giao thức Blockchain bị thay đổi sao cho vẫn hỗ trợ khả năng tương thích ngược với giao thức cũ
Hard Fork là gì?
Hard Fork là gì? Hard fork trong blockchain giống như một bản nâng câos nhưng lại không tương thích với Blockchain cũ. Bản cập nhật giao thức phần mềm dẫn đến sựu chia rẽ trong mạng blockchain chính.
Khi xảy ra Hard Fork, mọi quy tắc của giao thức blockchain đã cập nhật hoặc thay đổi. Tuy nhiên những cập nhật và thay đổi này lại không tương thích với blockchain trước đó. Điều này dẫn đến tình trạng các nút không chấp nhận khối mới cập nhật. Khi đó blockchain mới hoạt động dựa theo quy tắc mới và từ chối các khối xuất phát từ blockchain cũ. Tình trạng xung đột phần mềm này còn được biết đến với thuật ngữ “không tương thích ngược”.
Hard fork đòi hỏi tất cả các nút hoặc người dùng phải nâng cấp lên phiên bản mới nhất của phần mềm giao thức.
Để thực hiện được Hard Fork là cực kì khó khăn, bởi nó gây ra nhiều sự không thống nhất trong mạng lưới. Bởi sẽ có nhiều người không muốn cập nhật, trong khi nhiều người lại mong muốn. Vì thế mà những người muốn tham gia sẽ tự nguyện nâng cấp phần mềm của mình lên tuân theo các quy tắc mới, loại bỏ phiên bản cũ.
Trong khi những người không cập nhật vẫn sẽ khai thác trên chuỗi cũ. Điều này gây ra sự chia rẽ và tạo thành hai Blockchain độc lập khác nhau. Cả hai Blockchain sẽ có cộng đồng riêng và các nhà phát triển sẽ hoạt động theo cách mà họ tin là tốt nhất.

Phân loại Hard Fork là gì?
Hard Fork theo kế hoạch:
Đây là phiên bản nâng cấp hệ thống đã được bên phát triển lên kế hoạch từ trước. Kiểu Hard Fork này không quá gây chia rẽ cộng đồng bởi mọi quy trình đều lên kế hoạch sẵn, giữa nhà phát triển và cộng đồng người dùng đã có sự chuẩn bị nhất định.
Hard Fork cạnh tranh
Trường hợp Hard Fork này xảy ra khi có sự bất đồng nghiêm trọng giữa các bên liên quan khác nhau trong dự án, có thể bao gồm: nhà phát triển dự án, người dùng mạng và người khai thác.
Hard Fork cạnh tranh diễn ra vì một phần của cộng đồng tin rằng những thay đổi lớn trong giao thức sẽ tạo ra một Blockchain có tính năng vượt trội trong khi một phần khác thì không. Một ví dụ nổi tiếng về kiểu Hard Fork này là Hard Fork của Bitcoin tạo ra Bitcoin Cash. Một phần của cộng đồng đã tin rằng việc tăng kích thước khối Bitcoin từ 1MB lên 8MB sẽ cho phép xử lý các giao dịch trên mạng nhanh hơn. Do sự phân nhánh diễn ra dựa trên Blockchain gốc, vì vậy tất cả các giao dịch từ Blockchain ban đầu cũng được sao chép vào nhánh mới.
Ví dụ: nếu bạn có 100 đồng tiền điện tử có tên là Coin A, thì khi xảy ra Hard Fork trên loại tiền điện tử này bạn sẽ tạo ra một loại tiền điện tử mới có tên là Coin B, và bạn cũng sẽ nhận được 100 xu Coin B tương ứng.

Ưu điểm của Hard Fork là gì?
Ưu điểm của Hard Fork là gì? Hard Fork có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất, Hardfork hình thành giúp bổ sung thêm các chức năng.
- Nếu muốn bổ sung thêm tính năng mới đòi hỏi mã nguồn blockchain cần phải nâng cấp liên tục. Phần lớn các blockchain đang hoạt động hiện nay đều xây dựng theo dạng mã nguồn mở, cho phép bất kỳ ai trên thế giới cũng có quyền chỉnh sửa.Khi hệ thống được cải tiến thì cũng đồng thời xuất hiện vấn đề mới, bất đồng giữa cộng đồng người dùng.
- Để giải quyết tình trạng này, blockchain cần phải trải qua một cuộc cải tổ, nâng cấp toàn diện. Vì vậy mà Hard Fork ra đời.
Thứ hai, Hard Fork giúp khắc phục các rủi ro bảo mật:
- Các phiên bản có thể gặp phải lỗi bảo mật. Trong trường hợp hệ thống xuất lỗ hổng bảo mật, bản cập nhật Hard Fork là hoàn toàn cần thiết. Mặc dù không tránh khỏi việc phân nhánh nhưng nó sẽ giúp toàn mạng lưới an toàn hơn.
Thứ ba, giải quyết các bất đồng trong cộng đồng người dùng
- Mỗi nền tảng blockchain luôn có sự tham gia của nhiều đối tượng người tham gia. Và không phải lúc nào họ cũng có tiếng nói chung. Khi mâu thuẫn quyền lợi không thể giải quyết êm đềm, Hard Fork diễn ra là điều hoàn toàn tất yếu.
Thứ tư, đảo ngược những giao dịch diễn ra trên Blockchain
- Trong trường hợp một số giao dịch trong một giai đoạn cụ thể là độc hại và vi phạm các cơ chế an toàn của Blockchain, cộng đồng tham gia mạng có thể làm mất hiệu lực tất cả các giao dịch này và đảo ngược lại chuỗi khối nhằm vô hiệu hóa các giao dịch này.

Trên đây là những kiến thức về Hard Fork là gì? Rất hy vọng bài viết này của dautugi đã giúp quý nhà đầu tư hiểu về Hard Fork là gì và tầm quan trọng của nó đối với mạng lưới!
Xem thêm: