Dịch bệnh COVID 19 bùng phát làm tỷ lệ đầu tư tài chính tăng cao, đặc biệt là vào thị trường đầu tư hàng hóa. Lĩnh vực này tuy mới, những những năm gần đây cũng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Vậy đầu tư hàng hóa là gì? Nó khác gì với các loại đầu tư khác, cùng dautugi tìm hiểu nhé!
Giao dịch hàng hóa là gì?

Đầu tư hàng hóa được hiểu một cách ngắn gọn là việc mua hoặc bán một loại mặt hàng cụ thể trên thị trường tài chính và từ đó sinh ra một khoản lợi nhuận từ việc chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra. Trong đó nhà đầu tư cần một khoản vốn ban đầu để mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa ở một mức giá nhất định và tìm kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra. Ban đầu, thị trường này sinh ra giúp cho người nông dân phòng vệ rủi ro về biến động giá. Nhưng về sau thì việc đầu tư và giao dịch hàng hóa dần trở nên đa dạng hơn, hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng. Cũng như để cho các nhà đầu tư và giao dịch cá nhân có thể tiếp cận và tham gia thị trường này. Đầu tư hàng hóa là ông hoàng tài chính thứ 3 trên thế giới chỉ sau thị trường
chứng khoán và thị trường ngoại hối (Forex). Nó giúp người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm và không lo sợ thiệt hại. Còn các nhà đầu tư thì có thể tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán của hàng hóa. Có thể nói, đầu tư hàng hóa hiện đang là một kênh mang nhiều lợi thế lớn tại thị trường tài chính Việt Nam.
Sàn giao dịch hàng hóa là gì?
Sàn giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt được tổ chức cho việc trao đổi hàng hoá, giá biến động theo tình hình thị trường. Dựa vào các phán đoán thị trường ngắn hạn và dài hạn của hàng hóa để kiếm lợi nhuận mà không ngại bị thụ động, chịu tác động bởi một cá nhân hay doanh nghiệp nào cả.
Những mặt hàng trên giao dịch hàng hóa

Các nhà đầu tư thường tách hàng hóa thành hai nhóm. Đầu tiên là “Hàng hóa cứng” – kim loại hoặc tài nguyên năng lượng cần được khai thác hoặc khai thác từ tài nguyên thiên nhiên. Danh mục này bao gồm quặng sắt, dầu thô và kim loại quý. Những hàng hóa này thường có thời hạn sử dụng lâu dài. Nhóm thứ hai là “Hàng hóa mềm” và bao gồm chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì, ngô, cà phê, bông và các vật nuôi như lợn nạc và gia súc sống. Hàng hóa mềm thường có tính thời vụ và thường nhanh hỏng.
- Nguyên liệu: Cà phê Arabica, cao su thiên nhiên TRS20, cao su RSS3, đường, bông, ca cao.
- Nông sản: Khô đậu tương, dầu đậu tương, đậu tương, lúa mì, ngô, ngô mini, lúa mì mini.
- Năng lượng: Dầu WTI mini, khí gas tự nhiên, xăng pha chế, dầu thô WTI.
- Kim loại: Quặng sắt, đồng, bạch kim, bạc.
Tiềm năng sàn giao dịch hàng hóa
Giao dịch hàng hóa phái sinh tăng trưởng cao với 24% tổng khối lượng giao dịch trên thế giới và chiếm 56% khu vực châu Á, vượt cả tốc độ của thị trường chứng khoán (số liệu năm 2005 đến nay).
Năm 2018, Sở giao dịch hàng hóa CME Group (Mỹ) đạt giá trị vốn hóa là 66,06 tỷ USD, với các mặt hàng nông sản, kim loại và năng lượng. Giá trị vốn hóa ICE Futures Europe là 41,6 tỷ USD, còn TOCOM (Nhật Bản) có giá trị vốn hóa gần 2.000 tỷ Yên.
Giao thương hàng hóa thông qua sàn giao dịch hàng hóa giúp hạn chế tình trạng “được mùa, mất giá” của các sản phẩm hàng hóa đồng thời đảm bảo chất lượng, giảm chi phí vận chuyển. Các hoạt động giao dịch đều được chuẩn hóa và được thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng hóa (MXV).
Không đơn thuần là thị trường trao đổi mua bán hàng hóa, sàn giao dịch hàng hóa còn là công cụ quan trọng cung cấp dịch vụ cho hoạt động giao thương hàng hóa quốc tế.
Giao dịch qua sàn hàng hóa, các nhà sản xuất chủ động giá bán trong hợp đồng tương lai với kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…đảm bảo lợi nhuận và an tâm sản xuất mà không lo giá giảm tại thời điểm thu hoạch.
Đối với người có nhu cầu hàng hóa, các công cụ giao dịch tương lai giúp đảm bảo giá ổn định của thị trường, tránh được tình trạng giá bán bị thổi lên cao, gây ảnh hưởng cho cả người bán và người mua.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch hàng hóa
Yếu tố cung cầu
Cung cầu ở đây chúng ta có thể hiểu là sức mua và sức bán của một mặt hàng nào đó. Nếu lượng cung lớn hơn nhu cầu thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng giảm, và ngược lại nếu nhu cầu lớn hơn nguồn cung thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên.
Giá trị của đồng Đô la
Vì hàng hóa được giao dịch bằng đồng Đô la Mỹ nên biến động của tỷ giá USD sẽ có tác động trực tiếp tới giá giao dịch của hàng hóa. Thiên tại Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão lụt, hạn hán, sóng thần và động đất có thể tác động mạnh mẽ đến giá cả của hàng hóa.
Các sự kiện địa chính trị
Các lực lượng địa chính trị có tác động trực tiếp tới ngành hàng hóa, mà tác động này có thể được coi là rủi ro lẫn cơ hội. Những sự kiện bất ổn về chính trị, chiến tranh, ngoại giao quốc tế, chia rẽ dân sự và biến động tỷ giá có thể làm tăng đnags kể biến động giá trên thị trường hàng hóa.