Bất kỳ nhà đầu tư nào khi dấn thân vào thị trường chứng khoán đều rất quen mặt với chỉ báo EMA. Đường EMA được xem là một trong những chỉ báo không thể thiếu trong hệ thống giao dịch. Hôm nay, Dautugi sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về đường EMA.
Mục lục
Đường EMA là gì?
EMA là viết tắt của cụm từ Exponential Moving Average. Cụm từ này dịch ra tiếng Việt có nghĩa là đường trung bình động hàm mũ. Đường EMA – trung bình động hãm mũ là một dạng của đường trung bình động (MA). Đường EMA là công cụ chỉ báo phản ánh sự biến động của giá được tính toán theo cấp số nhân.
Đường chỉ báo này nếu sử dụng hợp lý sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tính toán được sự biến động giá một cách chuẩn xác nhất và giảm thiểu được tình trạng nhiễu giá.
Một số đường EMA hay được các trader lựa chọn là: EMA 14, EMA 20, EMA 50, EMA 100 và EMA 200. Tùy thuộc vào từng chiến dịch mà nhà đầu tư sẽ lựa đường EMA khác nhau để phân tích.
Công thức tính đường EMA
Công thức đường EMA có nhiều điểm khác đường SMA. Vì đường SMA có vấn đề chưa giải quyết được là không thể làm được loại bỏ việc giá diễn ra theo dạng dàn trải trong suốt chu kỳ. Nhưng đối với đường EMA, nó sẽ chỉ chú trọng tập trung vào giá gần với giá hiện tại nhất, nhờ giảm độ trễ bằng cách áp dụng nhiều trọng số hơn vào giá gần đây. “Tỷ trọng áp dụng cho giá gần đây nhất phụ thuộc vào số thời kỳ trong đường trung bình. EMA khác với các đường trung bình động đơn giản ở chỗ việc tính toán EMA của một ngày nhất định phụ thuộc vào các phép tính EMA cho tất cả các ngày trước ngày đó. Vì lẽ đó, để tính toán chính xác cho EMA sẽ cần phải có hơn 10 ngày dữ liệu. Điều này cũng lí giải lí do vì sao những EMA có chu kỳ càng ngắn sẽ càng dễ bị phá vỡ, trong khi đó EMA chu kỳ càng dài càng khó bị phá vỡ”. Vì lý do đó có thể rút ra 3 bước để tính toán đường EMA (đường trung bình động hàm mũ) như sau:
- Hãy tính toán đường trung bình động đơn giản cho giá trị EMA ban đầu. Đường trung bình động hàm mũ (EMA) phải bắt đầu ở đâu đó, vì vậy, đường trung bình động đơn giản được sử dụng làm đường EMA của kỳ trước trong phép tính đầu tiên.
- Tính toán trọng số.
- Tính toán đường trung bình động theo cấp số nhân cho mỗi ngày giữa giá trị EMA ban đầu và ngày hôm nay, sử dụng giá, hệ số và giá trị EMA của giai đoạn trước.
Lưu ý: Hiện nay, trên Internet có rất nhiều công thức để hỗ trợ bạn tính đường EMA. Tuy nhiên, thật ra bạn không cần tính vì MT4 hay Trading đã giúp bạn làm việc này. Nên đối với phần công thức tính đường EMA mà Dautugi cũng cấp bạn chỉ cần hiểu và nhớ cách chúng tôi diễn giải.
Đặc điểm của đường EMA
Đường EMA là một sự lựa chọn tuyệt với cho các nhà đầu tư khi cần tìm kiếm một công cụ chỉ báo đi sau và phản ánh xu hướng biến động về giá hoàn hảo. Để sử dụng một cách thành thạo đường này, bạn cần hiểu rõ đặc điểm của đường EMA. Đường EMA có 4 đặc điểm nổi bật sau đây:
- So với các loại chỉ báo khác đương EMA là công cụ có khả năng cấp dữ liệu mới nhất và nhanh nhất về sự biến động giá.
- “Việc sử dụng EMA sẽ không bị thay đổi dù cho loại bỏ hoặc thay đổi các số liệu cũ, tin tức lại cập nhật nhanh hơn. Nhưng vì cập nhật giá quá nhanh EMA lại không thể kiểm soát được mức giá biến động ảo nên dễ xảy ra các trường hợp sai số. Thông thường sự sai số này bắt nguồn từ việc đảo chiều nhanh chóng của các tín hiệu giao dịch.
- Nếu lựa chọn khung thời gian dài hơn thì EMA có khả năng quan sát kỹ hơn sẽ ít bị sai số nhưng không thể kiểm soát được các điểm đổi chiều.
- Nếu lựa chọn khung thời gian ngắn thì EMA có thể sớm bắt theo xu hướng nhưng lại dễ mắc bẫy bởi các tín hiệu sai lệch.”
Đường EMA và xu hướng thị trường

- Đường giá cắt lên đường ema20 báo hiệu xu hướng sẽ tăng ngắn hạn, còn nếu cắt xuống thì sẽ giảm ngắn hạn.
- Đường giá cắt lên đường ema50 hoặc ema100 báo hiệu xu hướng tăng trung hạn, còn khi cắt xuống thì có xu hướng giảm trung hạn.
- Đường giá cắt lên đường ema200 báo hiệu xu hướng tăng dài hạn, ngược lại nếu cắt xuống sẽ giảm dài hạn.
Xác định điểm vào lệnh
- Thuận theo xu hướng tăng, ngay khi giá hồi về chạm vào đường ema thì đặt lệnh BUY (Long)
- Thuận theo xu hướng giảm, khi giá hồi lên chạm vào đường ema thì đặt lệnh SELL (Short)
Xác định hỗ trợ khác cự
- Đối với xu hướng tăng dài hạn, khi giá nằm trên đường ema và hồi về đường này thì đây được gọi là vùng hỗ trợ di động.
- Còn với xu hướng giảm dài hạn, khi giá nằm dưới đường ema và hồi lên đường trung bình động này thì sẽ gọi là đường kháng cự.
- Tương tự đối với các xu hướng ngắn hạn và trung hạn
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về đường EMA giúp giải đáp các thắc mắc cơ bản về đường EMA. Chúc các bạn có quyết định đầu tư đúng đắn và an toàn, ghé thăm https://dautugi.com.vn/để cập nhật thêm nhiều bài viết hay nhé.