Đóng vị thế là gì? Mở vị thế là gì? Vai trò của đóng vị thế là gì? Vị thế trong chứng khoán phái sinh là việc nhà đầu tư đang nắm giữ một tài sản nào đó. Đóng vị thế phụ thuộc vào chiến lược của mỗi nhà đầu tư. Vậy cụ thể đóng vị thế là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Đóng vị thế là gì?
Đầu tiên để đi vào tìm hiểu đóng vị thế là gì? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu vị thế là gì?
Vị thế là gì – đóng vị thế là gì?
Vị thế trong chứng khoán phái sinh là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại thời điểm đó. Nhà đầu tư mua hoặc bán một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế mua hoặc mở vị thế bán chứng khoán phái sinh đó.
Trong giao dịch hợp đồng tương lai, vị thế của một chứng khoán phái sinh bao gồm vị thế mua và vị thế bán:
- Vị thế mua (Long position): Nhà đầu chứng khoán tư nắm giữ một vị thế khi mua/bán hợp đồng tương lai đối với một tài sản cơ sở nhất định. Sau đó nhà đầu tư nếu có nhu cầu mua tài sản cơ sở hoặc kỳ vọng giá của tài sản cơ sở sẽ tăng trong tương lai thì cần mở vị thế mua. Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua và được khớp lệnh tương ứng về giá, khối lượng trên thị trường chứng khoán phái sinh.
- Vị thế bán (Short position): lúc này nhà đầu tư đang nắm giữ tài sản cơ sở, cho rằng giá của tài sản cơ sở sẽ giảm trong tương lai, sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán hay tham gia vị thế bán (bên bán).

Mở vị thế – đóng vị thế là gì?
Mở vị thế: Việc mở vị thế trên thị trường quyền chọn đó là khi thực hiện với một lệnh mua hay một lệnh bán (quyền chọn) của nhà đầu tư. Thuật ngữ dùng trong trường hợp này sẽ là “mua để mở vị thế” (chỉ hành động mua quyền chọn) và “bán để mở vị thế” (chỉ hành động bán quyền chọn). Một khi vị thế quyền chọn đã được mở, điều đó có nghĩa là đến một thời điểm nào đó, vị thế đó sẽ được đóng lại, chấm dứt các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người nắm giữ vị thế.
Đóng vị thế: là khi nhà đầu tư đặt lệnh đối ứng với một vị thế đang sở hữu.
Ví dụ: Nhà đầu tư bán hợp đồng tương lai (mở vị thế short) chỉ số cổ phiếu VN30 nếu kỳ vọng chỉ số VN30 giảm. Nhà đầu tư không cần có hợp đồng nào cũng có thể bán được (bán khống). Để có thể được đóng vị thế nhà đầu tư phải mua lại hợp đồng tương lai hoặc giữ đến đáo hạn.
Người giữ một vị thế quyền chọn có thể đóng (hoặc thoát khỏi) vị thế bằng các cách sau:
- Bù trừ vị thế
- Đợi đến thời điểm đáo hạn quyền chọn để kết thúc vị thế
- Để quyền chọn đáo hạn vô giá trị
Bù trừ vị thế là gì – đóng vị thế là gì?
Bù trừ vị thế là biện pháp đóng vị thế được sử dụng phổ biến trên thị trường hợp đồng quyền chọn. Trong trường hợp này, vị thế quyền chọn được đóng bất cứ lúc nào mà không cần chờ đến thời điểm đáo hạn của hợp đồng quyền chọn đó.
Nhà đầu tư chỉ cần thực hiện một giao dịch đảo ngược với giao dịch ban đầu để thoát ra ngoài. Chẳng hạn, nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế mua quyền chọn thực hiện giao dịch bù trừ bằng một lệnh bán chính quyền chọn đó (bán để đóng vị thế); ngược lại, giao dịch bù trừ của một vị thế bán quyền chọn được thực hiện bằng lệnh mua quyền chọn đó (mua để đóng vị thế).
Lưu ý quyền chọn được sử dụng cho giao dịch đảo ngược (để bù trừ vị thế) phải là quyền chọn đối với cùng tài sản cơ sở, có cùng mức giá thực hiện và cùng thời điểm đáo hạn như quyền chọn ban đầu lúc mở vị thế. Đến thời điểm đáo hạn, nếu nhà đầu tư chưa đóng vị thế thì quyền chọn sẽ được thực hiện hoặc quyền chọn được để đáo hạn vô giá trị.
- Xem thêm: Cháy tài khoản chứng khoán là gì
Thực hiện quyền chọn – đóng vị thế là gì?
Thực hiện quyền chọn, hoàn toàn thuộc quyết định của bên mua (hay là người nắm giữ vị thế mua) quyền chọn. Thông thường, quyền chọn được thực hiện khi nó có giá trị nội tại vào thời điểm đáo hạn. Cụ thể:
- Quyền chọn mua (đối với một tài sản cơ sở) được thực hiện khi tại thời điểm đáo hạn, giá thị trường của tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện theo hợp đồng.
- Quyền chọn bán (đối với một tài sản cơ sở) được thực hiện khi tại thời điểm đáo hạn, giá thị trường của tài sản cơ sở thấp hơn giá thực hiện theo hợp đồng.

Quyền chọn đáo hạn – đóng vị thế là gì?
Quyền chọn đáo hạn vô giá trị xảy ra trong trường hợp bên mua quyền chọn quyết định không thực hiện quyền (mua hoặc bán tài sản cơ sở) của mình vào thời điểm đáo hạn quyền chọn. Khi đó, không có giao dịch mua hay bán nào diễn ra đối với tài sản cơ sở của hợp đồng và nghĩa vụ sẽ không phát sinh đối với bên giữ vị thế bán.
Trong chứng khoán phái sinh vị thế đóng là gì?
Đóng hoặc chấm dứt một vị thế trong chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào chiến lược của mỗi nhà đầu tư. Vị thế đóng xảy ra khi các nhà đầu tư rơi vào những trường hợp sau đây:
- Khi nhà đầu tư không còn nhu cầu tham gia hợp đồng;
- Khi nhà đầu tư có nhu cầu chốt lãi/lỗ;
- Khi nhà đầu tư đang nắm giữ số lượng vị thế vượt quá mức quy định;
- Khi nhà đầu tư không đủ khả năng bổ sung ký quỹ theo yêu cầu;
Bài viết trên đã cung cấp chi tiết những thông tin cần biết về đóng vị thế là gì?, hy vọng bài viết sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về đóng vị thế là gì? Cảm ơn các nhà đầu tư đã theo dõi!
Đầu Tư Gì là trang tin tức tài chính, với hơn 10 năm trong lĩnh vực này. Website chuyên cung cấp kiến thức về các kênh đầu tư tài chính HOT nhất hiện nay như hàng hóa phái sinh, chứng khoán, forex, tiền điện tử, bất động sản,… Cập nhật tin tức, phân tích tình hình kinh tế, tài chính, cơ hội đầu tư, tiền tệ, tỷ giá ngoại tệ cập nhật đầy đủ nhất tại Đầu tư gì.
Bài viết liên quan: