Doanh thu thuần là gì? Doanh thu chính là một trong những số liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp chính xác. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn nhầm giữa doanh thu thuần và doanh thu ròng. Vậy doanh thu thuần là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần (Net Revenue) là khoản thu thực sau khi đã trừ trừ tất cả các khoản giảm trừ như: thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại. Điều quan trọng đây là khoản thu của doanh nghiệp trước thuế thu nhập.
Đừng nhầm lẫn giữa doanh thu thuần và doanh thu. Mặc dù hai khái niệm này tương đối giống nhau nhưng bản chất của nó là khác nhau. Doanh thu là tổng giá trị thu được thông qua các hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức hay cá nhân. Điểm giống nhau giữa hai thuật ngữ doanh thu và doanh thu thuần khi chúng đều là phần tiền nhận được thông qua việc kinh doanh của doanh nghiệp. Khác biệt rõ ràng nhất giữa doanh thu và doanh thu thuần là doanh thu là tổng giá trị thu được, không cần phải giảm trừ như doanh thu thuần.
Doanh thu thuần được sử dụng vào việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể. Kết quả của hoạt động kinh doanh sẽ được đánh giá bằng việc doanh nghiệp lỗ hay lãi để vạch ra phương hướng kinh doanh trong thời gian kế tiếp.

Công thức tính doanh thu thuần là gì?
Theo quy định số 15/2006/BTC của Bộ Tài Chính, công thức tính doanh thu thuần được quy định:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.

Hay áp dụng công thức tổng quan sau đây:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
- Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Các loại thuế: Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và Chi phí khác như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Lưu ý: Doanh thu tổng thể doanh nghiệp có thể bao gồm 2 loại doanh thu sau đây: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên ngoài ra còn các khoản giảm trừ doanh thu sẽ gồm các giá trị liên quan sau đây:
- Thuế xuất khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá bán hàng
- Hàng bán bị trả
- Thuế giá trị gia tăng
Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản gồm giảm giá thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng và chiết khấu thương mại.
Mặt khác khi tính toán doanh thu thuần bạn tuyệt đối đừng nhầm lẫn với doanh thu nhé. Bởi vì đây là 2 khái niệm khác nhau trong kinh doanh. Và bạn luôn cần cân nhắc cẩn thận để không liệt kê doanh thu vào khoản mục doanh thu thuần.
Ý nghĩa của doanh thu thuần là gì?
Thứ nhất, doanh thu thuần là số liệu dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời kì, giai đoạn nhất định. Số liệu này được đưa ra từ kết quả hoạt động kinh doanh, nhờ vậy mà các chủ doanh nghiệp sẽ nhận biết và đánh giá được tình hình chung của doanh nghiệp. Và biết được rằng doanh nghiệp của mình là đang lỗ hay lãi.

Nếu như số liệu tốt thì doanh nghiệp đang phát triển tốt chứng minh rằng những chiến lược kế hoạch đang đề ra là hướng đi đúng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trường hợp còn lại là số liệu chưa đủ tốt thì chủ doanh nghiệp sẽ chủ động thay đổi các chiến lược để tạo sự phù hợp, nhằm mang đến sự biến chuyển về kết quả hoạt động của đơn vị.
Kết luận rằng thông qua việc xem xét số liệu của doanh thu thuần, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Khoản tiền công ty thu về.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp trước và sau thuế.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được lợi nhuận cuối cùng thu về đối với sản phẩm đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần là gì?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần. Tuy nhiên chúng tôi chỉ xem xét trên một số yếu tố chủ yếu nhất:
Giá thành:
Nhân tố này rất quan trọng và nó ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần. Trường hợp các yếu tố khác không đổi, giá cả dịch vụ hàn hóa tăng thì doanh thu bán hàng sẽ tăng và ngược lại. Nhưng khi giá cả hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống. Còn khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ sẽ tăng lên.
Khối lượng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm
Lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản xuất ít sản phẩm, nhu cầu tiêu thị lớn sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp cao hơn.
Nếu sản xuất sản phẩm ra nhiều vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vậy nên doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ tình hình cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường để xác định được khối lượng phù hợp.
Kết cấu của sản phẩm
Kết cấu của sản phẩm được hiểu là tỷ lệ giá trị hàng hóa A so với tổng giá trị toàn bộ hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cùng một thời kỳ. Mỗi doanh nghiệp sẽ có các hình thức sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hóa với nhiều kết cấu khác nhau. Khi kết cấu này thay đổi, doanh thu sẽ thay đổi theo.
Thị trường tiêu thụ
Việc đánh giá đúng nhu cầu của thị trường và tìm đúng tệp khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa được lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra. Từ đó tăng lượng doanh thu thuần. Hơn hết, nếu doanh nghiệp biết tận dụng nhu cầu của thị trường cũng sẽ có thể mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
Chính sách bán hàng
Mỗi doanh nghiệp cho dù trong cùng một lĩnh vực sẽ có những chính sách bán hàng khác nhau. Chính sách bán hàng này sẽ là một công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm tới người tiêu dùng trở nên thuận lợi hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về doanh thu thuần. Hãy tìm hiểu thêm những kiến thức đầu tư tại đây!
Xem thêm: