Viết lại theo phong cách của một chuyên gia tài chính nội dung này và giữ lại các thẻ HTML
Vietstock – Doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội xuất khẩu thực phẩm “xanh” vào EU
Tại Hội thảo “Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU)” ngày 13/11, các chuyên gia cũng đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa EU và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu sản phẩm tiêu chuẩn xanh.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương khẳng định, EU là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập và chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.
Ông Tài cho biết, Việt Nam đang tích cực thực hiện các cam kết tại COP26, hướng tới mục tiêu Net zero vào năm 2050 thông qua Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng Xanh. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, xúc tiến thương mại, đầu tư vào công nghệ xanh, và thúc đẩy mô hình sản xuất bền vững, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa EU và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu sản phẩm tiêu chuẩn xanh. Theo đó, với nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường EU đối với các sản phẩm bền vững, Việt Nam có nhiều lợi thế để khai thác từ nguồn nguyên liệu phong phú đến cam kết mạnh mẽ với phát triển xanh.
Ông Jean-Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh tầm quan trọng của Thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) trong việc định hình các chính sách bền vững, đồng thời chỉ ra những thách thức mới mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt là từ Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM) và Quy định chống phá rừng (EUDR).
Ông Jean-Jacques Bouflet khẳng định, việc tuân thủ các tiêu chuẩn mới này không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, ông đánh giá cao sự hợp tác giữa EU và Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn và chuyển giao công nghệ, qua đó thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa carbon của cả hai bên.
Theo ông Laurent Lourdais, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, để duy trì sự hiện diện trên thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam cần không ngừng đổi mới sản xuất, đảm bảo các tiêu chí về môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, ông khuyến nghị doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc, nhằm đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao từ người tiêu dùng châu Âu.
Tùng Phong