Viết lại theo phong cách của một chuyên gia tài chính nội dung này và giữ lại các thẻ HTML
Vietstock – Dầu tăng hơn 3% trước thông tin gián đoạn nguồn cung tại Na Uy
tăng hơn 3% vào ngày thứ Hai (18/11), sau khi có tin rằng sản lượng dầu thô tại mỏ dầu Johan Sverdrup của Na Uy bị gián đoạn, điều này đã góp phần nối dài đà tăng trước đó bắt nguồn từ sự leo thang cuộc chiến Nga – Ukraine.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/11, hợp đồng tiến 2.26 USD (tương đương 3.18%) lên 73.30 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 2.14 USD (tương đương 3.19%) lên 69.16 USD/thùng.
Equinor cho biết đã ngừng sản xuất từ mỏ dầu Johan Sverdrup, mỏ dầu lớn nhất Tây Âu, do mất điện trên bờ. Người phát ngôn của Equinor cho biết công việc khởi động lại sản xuất đang được tiến hành, nhưng vẫn chưa rõ khi nào sẽ nối lại sản xuất.
Giá dầu đã nới rộng đà tăng sau tin tức về sự cố mất điện, cho thấy khả năng khan hiếm thị trường dầu thô Biển Bắc. Nguồn cung dầu thô vật lý từ Biển Bắc là nền tảng cho hợp đồng dầu Brent tương lai.
Giá dầu cũng tăng khi cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang vào cuối tuần.
Trong một động thái đảo ngược đáng kể chính sách của Washington, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào Nga.
Điện Kremlin cho biết vào ngày thứ Hai rằng Nga sẽ đáp trả những gì họ gọi là quyết định liều lĩnh của chính quyền ông Biden, trước đó đã cảnh báo rằng quyết dịnh như vậy sẽ làm tăng nguy cơ đối đầu với Liên minh NATO do Mỹ lãnh đạo.
Cuộc chiến Nga – Ukraine đã làm xáo trộn mạng lưới cung cấp năng lượng của châu Âu khi các quốc gia EU phẫn nộ vì cuộc chiến đã tìm cách mua khí đốt ở những nơi khác.
Cho đến nay, xuất khẩu dầu của Nga vẫn chưa bị nhiều tác động. Tuy nhiên, giá dầu có thể tăng cao hơn nữa nếu Ukraine nhắm vào nhiều cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga hơn.
Dầu Brent và dầu WTI đã sụt hơn 3% vào tuần trước do dữ liệu suy yếu về tỷ lệ vận hành nhà máy lọc dầu của Trung Quốc và sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nguồn cung dầu toàn cầu sẽ vượt nhu cầu hơn 1 triệu thùng/ngày vào năm 2025, ngay cả khi OPEC+ vẫn tiếp tục cắt giảm sản lượng.
An Trần (Theo CNBC)