Chứng quyền là gì? Đây là câu hỏi của không ít nhà đầu tư tài chính thắc mắc. Tuy mới xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2018 nhưng chứng quyền đã trở thành một sản phẩm đầu tư phổ biến trên thị trường. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chứng quyền là gì và những điều cần biết liên quan đến sản phẩm này.
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền ( Stock Warrant ) là một loại chứng khoán cho phép người sở hữu nó có quyền ( không phải nghĩa vụ ) mua/bán một chứng khoán cơ sở với một mức giá xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Chứng quyền có bảo đảm ( Covered Warrant -CW ) là loại chứng quyền được phát hành và được đảm bảo bởi tổ chức phát hành là các tổ chức tài chính. Khi phát hành chứng quyền cho nhà đầu tư, các tổ chức tài chính sẽ có các biện pháp đảm bảo bằng cách mua/ bán chứng khoán cơ sở trên thị trường.

Có hai loại chứng quyền có bảo đảm, bao gồm:
- Chứng quyền mua ( kiếm lời theo chiều tăng của chứng khoán cơ sở )
- Chứng quyền bán ( kiếm lời theo chiều giảm của chứng khoản cơ sở )
Tuy nhiên, hiện tại ở thị trường Việt Nam thì mới chỉ giao dịch chứng quyền mua, chưa thực hiện giao dịch chứng quyền bán.
Một số khái niệm liên quan đến chứng quyền.
Sau khi tìm hiểu chứng quyền là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số các khái niệm liên quan đến chứng quyền, bao gồm:
- Chứng khoán cơ sở (Underlying): Là tài sản mà chứng quyền phụ thuộc vào đó, có thể là cổ phiếu hoặc là các chỉ số liên quan đến cổ phiếu.
- Giá chứng quyền (Warrant price): Khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu chứng quyền.
- Giá thực hiện (Strike Price): Mức giá để nhà đầu tư thực hiện mua/bán chứng khoản cơ sở tại thời điểm đáo hạn của chứng quyền.
- Giá thanh toán (Settement Price): Mức giá xác định khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tư vào thời điểm thực hiện quyền (tính bằng bình quân giá chứng khoán cơ sở tại 5 phiên giao dịch liền trước ngày thực hiện quyền)
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion ratio): Số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần có để thực hiện quyền mua một chứng khoán cơ sở.
- Thời hạn chứng quyền (Maturity): Khoản thời gian chứng quyền tồn tại, tính từ ngày phát hành chứng quyền đến ngày đáo hạn của chứng quyền.
- Ngày giao dịch cuối cùng (Last trading day): Hai ngày trước ngày đáo hạn của chứng quyền, sau ngày này chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết.
- Ngày đáo hạn (Expiration date): Ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện quyền.
- Ngày thanh toán (Settlement date): Ngày nhà đầu tư nhận được tiền thanh toán từ tổ chức phát hành cho các chứng quyền có lãi.

Xem thêm:
Đặc điểm của chứng quyền
- Vốn thấp, chi phí giao dịch thấp: nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng quyền chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ so với đầu tư cổ phiếu để nhận được khả năng sinh lời tương đương với đầu tư cổ phiếu.
- Giới hạn được mức lỗ: Khoản lỗ tối đa khi mua chứng quyền là mức phí ban đầu bỏ ra để mua chứng quyền. Tại thời điểm đáo hạn nếu mà giá cổ phiếu không được cao như kỳ vọng của nhà đầu tư thì họ có thể lựa chọn thực hiện quyền mua, lúc này thì mức lỗ của nhà đầu tư chính là mức phí mua chứng quyền đã bỏ ra.
- Tính đòn bẩy cao: Đây là đặc tính tự nhiên của chứng quyền do khi vốn đầu tư của chứng quyền thấp nhưng tỷ suất sinh lời lại tương đương với mức sinh lời của chứng khoán cơ sở.
- Không yêu cầu ký quỹ: Đây là điểm khác biệt giữa đầu tư chứng quyền với đầu tư hợp đồng quyền chọn.
- Thanh khoản được đảm bảo bời nhà phát hành: Khi thực hiện mua chứng quyền, nhà đầu tư sẽ được nhà phát hành chứng quyền là tổ chức tài chính bảo đảm quyền mua/bán chứng quyền cơ sở nếu nhà đầu tư có nhu cầu quyền của mình trong tương lai.
- Có nhiều rủi ro: Chứng quyền có tính đòn bẩy cao nên cũng có nhiều rủi ro đi cùng, bao gồm các loại rủi ro như: rủi ro từ nhà phát hành, vòng đời ngắn hạn, rủi ro từ biến động giá của chứng khoán cơ sở.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền
- Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: Đây là hai yếu tố quan trọng nhất để xác định giá trị nội tại của chứng quyền là gì, mức độ chênh lệch giữa hai yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của chứng quyền.
- Thời gian đáo hạn: Chứng quyền là hạng muc đầu tư và cũng có giá trị thời gian và giá trị thời gian của chứng quyền được thể hiện qua thời gian đáo hạn. Thời gian đáo hạn càng dài thì giá trị của chứng quyền càng cao và ngược lại.
- Biến động giá chứng khoán cơ sở: Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng sinh lời từ chứng quyền đó càng cao, từ đó làm cho giá của chứng quyền càng cao.
- Lãi suất: Sự tăng, giảm của lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá của chứng quyền. Sự thay đổi của lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư khi mua chứng quyền từ đó ảnh hưởng đến giá trị của chứng quyền và ảnh hưởng đến giá của chứng quyền.

Trên đây là những chia sẻ của dautugi.com.vn về chứng quyền là gì và những điều cơ bản về sản phẩm tài chính này, mong rằng sẽ giúp cho các nhà đầu tư tương lai có thêm lựa chọn đầu tư.
Bài viết liên quan: