Chỉ số USD Index là gì? Chỉ số USD Index vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư trong thị trường forex. Đây chính là chỉ số đo lượng độ mạnh yếu của các loại tiền tệ chính xác. Vậy chỉ số USD Index là gì? Hãy cùng đầu tư gì tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây!
Chỉ số USD Index là gì?
Chỉ số USD Index là chỉ số dùng làm thước đo giá của những đồng đô la với 6 loại tiền tệ của các quốc gia, đối tác thương mại lớn của Mỹ. Vì vậy, sự dao động giá trị lên hay xuống của các cặp tiền tệ này cũng ảnh hưởng ít nhiều lên giá trị của chỉ số USD Index.
Chỉ số được cấu tạo gồm 6 thành viên chính là các đồng: Euro (EUR), yên Nhật (JPY), bảng Anh (GBP), đô la Canada (CAD), kronor Thụy Điển (SEK), franc Thụy Sỹ (CHF). Sự lên xuống của các thành viên trong chỉ số này có ảnh hưởng ít nhiều đến sự lên xuống của USD Index. Không những thế đây là chỉ số được tính theo trọng số, nghĩa là các thành viên cấu tạo nên chỉ số này có một giá trị trọng số khác nhau như sau: EUR (57.60%) ,JPY (13.60%), GBP (11.90%), CAD (9.10%), SEK (4.20%), CHF (3.60%).

Tiền của 17 quốc gia thuộc khu vực đồng Eruro cộng thêm tiền của 5 quốc gia còn lại tạo nên chỉ số USD Index. Đây là các quốc gia có một nền giao thương khá mạnh với Mỹ. Thêm vào đó, họ là những quốc gia có một thị trường trao đổi hối đoái khá phát triển, với chỉ số phân lời (market rate) được định đoạt bởi lực cung cầu của thị trường.
Mặc dù các đồng khác không được liệt kê rổ tiền tệ của USD Index, nhưng khi đi kèm các đồng tiền thành viên của USD Index thì sự lên xuống của chỉ số phản ánh một cách khá chính xác vào lực cung cầu của USD trên thương trường thế giới.
Lưu ý: Khi USD tăng nghĩa là đông đô la Mỹ đang mạnh và ngược lại.
Lịch sử hình thành chỉ số USD Index là gì?
Đồng đô la luôn ở mức cố đinh 35USD/ounce vàng trước kho chỉ số USD Index ra đời. Vào năm 1973 Cục dự trữ Liên bang Mỹ – FED đã tạo ra chỉ số USD Index để theo dõi đồng đô la. Trong bối cảnh Tổng thống Nixon từ bỏ bản vị vàng và cho phép giá trị của đồng đô la trên thị trường ngoại hối.
Chỉ số đồng USD được thiết lập lần đầu tiên có giá trị cơ sở là 100. Về sau các giá trị của USD Index được tính tương quan với giá trị cơ sở này.
Trong 43 năm hoạt động, USD Index từng chạm đỉnh với chỉ số 163.83 (vào tháng 5/1985) và chạm đáy với chỉ số 71.58 (vào tháng 4/2008, đây chính vào thời điểm ngân hàng Bear Stearns phá sản).

Công thức tính chỉ số USD Index là gì?
Chỉ số USD Index được tính bằng công thức như sau:
USDX = 50,14348112 × EURUSD -0,576 × USDJPY 0,136 × GBPUSD -0,19 × USDCAD 0,091 × USDSEK 0,042 × USDCHF 0,036
Theo dõi công thức này ta có thể thấy được giá trị của mỗi loại tiền tệ nhân với trọng số.

Nó chính là số dương khi đồng đô la Mỹ chính là tiền tệ cơ sở. Còn khi đồng đô la Mỹ là tiền tệ biến đổi thì trọng số là số âm.
Trong số 6 loại ngoại tệ được nhắc tới ở trên chỉ có bảng Anh và Euro là 2 loại tiền tệ duy nhất có đô la Mỹ cũng là tiền tệ cơ sở. Còn lại 4 loại tiền tệ có đồng đô la Mỹ là tiền tệ biến đổi.
Ý nghĩa của chỉ số USD Index là gì?
Thứ nhất, các nhà đầu tư đều biết rằng USD là đồng được giao dich nhiều nhất trên thị trường Forex. Và hầu như các cặp tiền tệ theo cặp được giao dịch rộng rãi thì hầu như đều có mặt của đồng USD: EUR/USD, USD/CHF, GBP/USD, USD/JPY, USD/CAD, XAU/USD,… Do vậy tất cả những biến động của đồng USD cũng đều gây tác động lên các đồng tiền và các loại hàng hoá khác.
Thứ hai, USD Index là phản ánh cho thấy sức khoẻ của đồng USD. Do đó nếu chỉ số USD Index cao thì đồng USD mạnh và ngược lại. Nhà đầu tư có thể chọn các chiến lược mua đồng USD sao cho hợp lý so với các đồng tiền khác. Trái lại, nếu như USD Index giảm thì nhà đầu tư hãy hạn chế mua đồng USD vào. Thậm chí áp dụng chiến lược bán khống loại tiền tệ này và chuyển qua sử dụng các hình thức khác an toàn hơn. Cụ thể như mua vàng, bạc, bất động sản,…
Thứ ba, USD Index được cấu tạo gồm 6 loại tiền tệ. Do đó mà nhà đầu tư có thể sử dụng USD INdex làm căn cứ để dự đoán cho nhiều loại đồng tiền chứa USD khác. Trong số đó có thể kể tới cặp EURUSD (chiếm tỷ trọng quá bán là 57,6%), đồng nghĩa với việc USDX biến độc ngược chiều với cặp EUR/USD. Vì vậy, các bạn có thể dựa vào xu hướng của USD để tiến hành giao dịch kiếm lời.
Trong giao dịch Forex, vai trò của USD Index là gì?
Chỉ số USD Index sẽ giúp những nhà giao dịch đưa ra phán đoán về xu hướng tăng giảm giá trị đồng đô la Mỹ trong tương lai.
Ngoài ra, các nhà phân tích và giao dịch thường sử dụng USD Index để xác định xu hướng của thị trường hàng hóa liên quan tới USD. Chẳng hạn như vàng, bạc, dầu hỏa.
Bên cạnh đó, USD Index còn được sử dụng trong loại hợp đồng quyền chọn (DOC) và hợp đồng tương lai ((futures contract). Đây cũng là một phần không thể thiếu trong các quỹ hỗ trợ tương (mutual funds) hay quỹ hoán đổi danh mục (TEFs)
Cách đọc chỉ số USD Index là gì?
Với giá trị cơ sở là 100, ví dụ đến một thời điểm mà chỉ số USD Index là 110 tức là tăng 10% giá trị đồng đô la Mỹ so với tiền tệ tại thời điểm đó. Nếu ngược lại chỉ số USD Index giảm còn 90, nghĩa là giảm 10% giá trị đồng đô la Mỹ. Tùy theo thời gian thực mà giá trị tăng giảm sẽ khác nhau.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chỉ số USD Index. Tìm hiểu thêm về những kiến thức đầu tư tài chính bổ ích tại đây!
Xem thêm: