Trong đầu tư chứng khoán, có rất nhiều kiến thức và chỉ số mà nhà đầu tư cần lưu ý. Đặc biệt khi phân tích thị trường, chúng ta không thể bỏ qua các chỉ số. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một chỉ số – chỉ số P/E trong chứng khoán.
Khái niệm chỉ số P/E
Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Chỉ số P/E còn có một số cách gọi khác như hệ số P/E, chỉ số PE, tỷ số P/E,…
Có 2 loại chỉ số P/E:
- Trailing P/E : Lấy từ thu nhập của 4 quý trước đó.
- Forward P/E : hay còn gọi là P/E dự phòng. Chỉ số này sẽ dự báo thu nhập 4 quý tiếp theo được tính dựa trên tổng lợi nhuận sau thuế ước lượng tại 1 thời điểm trong tương lai.
Công thức tính chỉ số P/E
P/E = (Price)/ (EPS)
Trong đó:
- Price: Giá thị trường của cổ phiếu.
- EPS: Thu nhập trên một cổ phiếu. EPS được tính theo công thức:
EPS = Tổng thu nhập trong kỳ/ Tổng số cổ phần.

Công thức này có nghĩa là khi muốn tính chỉ số P/E, ta lấy giá thị trường của một cổ phiếu chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần.
Lưu ý: Các thông số khi tính chỉ cố P/E phải được lấy ở một kỳ, một thời điểm nhất định.
P/E được tính toán dựa trên số liệu của 4 quý liên tiếp. Nói đơn giản là Nếu năm đó lợi nhuận không thay đổi thì P/E = Số năm hoà vốn.
- Tham khảo: Chỉ số VN Index là gì
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Chỉ số P/E trong chứng khoán thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Nói cách khác là, bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho cổ phần của một doanh nghiệp dựa vào lợi nhuận thu nhập của doanh nghiệp đó.
Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp
- Công ty đang gặp vấn đề tài chính, hoặc cũng có thể là vấn đề về kinh doanh…
- Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
- Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:
- Cổ phiếu đang định giá cao.
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
- Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Các nhà đầu chứng khoán thầun về chỉ số P/E. Thì nhà đầu tư có thể xem xét các doanh nghiệp có P/E < 1/lãi xuất ngân hàng.
Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Chỉ số P/E trong chứng khoán, sẽ có công thức định giá cổ phiếu và các yếu tố cấu thành của chỉ số P/E.
Công thức này sẽ được áp dụng cho doanh nghiệp tăng trưởng đều:

Công thức trên phản ánh các yếu tố tác động làm thay đổi chỉ số P/E như là:
- Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức – g
- Tỷ lệ chi trả cổ tức – b
- Mức cổ tức được trả – DIV
- Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi – r
Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi r theo mô hình CAPM còn chịu ảnh hưởng của hệ số, tỷ suất sinh lợi thị trường rm, lãi suất phi rủi ro rf qua công thức:
r = rf + ( rm – rf )
Ngoài những yếu tố trên, còn có các yếu tố khác như: P/E toàn thị trường, P/E toàn ngành, đòn bẩy tài chính và một số chỉ số tài chính khác như ROA, ROE, D/E, Nợ
Do đó nếu bạn thấy cổ phiếu có P/E thấp hơn đáng kể so với cách định giá cổ phiếu như trên, thì xin chúc mừng bạn!
Tham khảo: