Chỉ số IRR là gì? Chỉ số IRR chính là suất sinh lợi nhuận của chính bản thân chủ thể. Nói một cách đơn giản IRR chính là số liệu thống kê thông tin về nguồn lợi thu. Vậy IRR là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chỉ số IRR là gì?
Chỉ số IRR là gì? Chỉ số IRR được viết ngắn gọn từ cụm từ Internal Rate of Return hay còn được gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Đây là chỉ số được dùng phân tích tài chính để ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Chỉ số IRR thường được sử dụng để kiểm tra mức độ cấp thiết của dự án. Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị NPV (Giá trị hiện tại ròng) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng tiền chiết khấu.
IRR cũng được gọi bằng một cái tên khác đó là tỷ lệ hoàn vốn dòng tiền chiết khấu (DCFROR) hoặc tỷ lệ hoàn vốn (ROR).
IRR thường được dùng để đo lường lợi nhuận thu về của nhà đầu tư sau khi góp vốn vào dự án. Quả là không sai khi nhiều nhà đầu tư cho rằng IRR là lãi suất hiệu quả đầu tư.
Tỷ lệ IRR có mối quan hệ mật thiết với lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được sau mỗi dự án khi tính chính xác thì tỉ số không phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như lãi suất, lạm phát…

Chỉ số NPV là gì?
NPV là từ viết tắt của Net Present Value (Tạm dịch: Giá trị hiện tại ròng). Nó có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lại được chiết khấu về hiện tại.
NPV được sử dụng trong ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư nhằm mục đích phân tích lợi nhuận của một dự án nào đó hay một khoản đầu tư dự kiến.
Nhìn chung, IRR sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hình dung hơn vì thể hiện tỷ số % cụ thể, còn NPV thì sẽ khó hình dung hơn do nó thể hiện bằng tiền. Do vậy trước khi thực hiện một dự án người ta thường dùng cả hai chỉ số này để đánh giá dự án, phương pháp đó.
Ý nghĩa của chỉ số IRR là gì?
Chỉ số IRR có những ý nghĩa bao gồm:
- Nếu chỉ số IRR lớn hơn hoặc bằng vốn đầu tư dự án thì có nghĩa là dự án đó có khả năng sinh lợi nhuận. Ngược lại, chỉ số IRR nhỏ hơn vốn, tức là dự án không thực sự khả thi vì có thể sẽ bị lỗ.
- Nếu doanh nghiệp có nhiều dự án, ban lãnh đạo sẽ dựa vào kết quả phân tích chỉ số IRR của các dự án trên cơ sở tương đối đồng đề để tiến hành thực hiện dự án theo thứ tự IRR từ cao đến thấp, tức là dự án nào có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn thì thực hiện trước.
- Thêm vào đó IRR cũng sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch chỉ tập trung vào một dự án có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất hoặc chia nhỏ số vốn ra để thực hiện nhiều dự án khác nhau trong cùng một thời điểm.
Công thức tính chỉ số IRR là gì?
Chỉ số IRR được tính bằng mức lãi suất mà nếu dùng nó để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực thu bằng giá trị hiện tài thực chi. Hay nói cách khác IRR là nghiệm của phương trình NPV = 0.

Trong đó :
- r1: Tỷ suất phần chiết khấu có giá trị nhỏ hơn.
- r2: Tỷ suất phần chiết khấu có giá trị lớn hơn.
- NPV1: Giá trị hiện tại thuần dương nhưng gần với mức 0 và được tính theo r1.
- NPV2: Giá trị hiện tại thuần âm nhưng gần với mức 0 và được tính theo r2.

Trong đó:
- t: Thời gian tính dòng tiền
- n: tổng thời gian thực hiện dự án
- r: tỉ lệ chiết khấu
- Ct: dòng tiền lợi nhuận tại thời gian t
- C0: chi phí ban đầu để thực hiện dự án
Ưu điểm của chỉ số IRR là gì?
Ưu điểm của chỉ số IRR là gì? Chỉ số IRR có những ưu điểm vượt trội bao gồm:
Đầu tiên, IRR được tính toán đơn giản, không phụ thuộc vốn. Hơn nữa nó được tính theo tỉ lệ phần trăm. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư vừa và nhỏ có thể dễ dàng đối chiếu, so sánh xem dự án đầu tư nào sinh lợi hiệu quả hơn.
Thứ hai, IRR được tạo ra với mục đích theo dõi lãi suất tối đa mà doanh nghiệp chủ dự án đầu tư có thể chịu được. Từ đó mà có thể đưa ra chiến lược hiệu quả cho việc định mức lãi suất phù hợp.
Thứ ba, dễ tính toán vì không phụ thuộc vào chi phí vốn, rất thuận lợi cho việc so sánh cơ hội đầu tư. Vì tỷ lệ này cho biết khả năng sinh lời.
Thứ tư, gợi ý cho việc lựa chọn lãi suất cho dự án, tỷ lệ IRR có thể cho biết tỷ lệ lãi suất cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được.
Nhược điểm của IRR là gì?
IRR muốn tính được phải mất một khoảng thời gian dài. IRR đôi khi không được tính toán dựa trên dữ liệu có thật của nguồn vốn mà sử dụng giả định. Điều này khiến xảy ra những sai lệch khi tính toán. Thậm chí có thể làm bỏ lỡ những nguồn sinh lợi lớn.
Bởi vì IRR được tính ra hoàn toàn dựa vào NPV. Nếu NPV không ổn định hay được thêm vào quá nhiều lần, thì kéo theo NPV cũng sẽ không thể tính toán chính xác được.
Bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn nếu chỉ dựa vào chỉ số IRR.
Khó xác định tỷ lệ IRR nếu dự án đầu tư bổ sung, NPV thay đổi nhiều.
Ý nghĩa của chỉ số IRR là gì?
Chỉ số IRR chính là công cụ để biết được lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể nhận được sau mỗi lần đầu tư. Chỉ số IRR càng cao chứng tỏ khả năng thực thi dự án càng lớn. Nếu chỉ số IRR thấp thì dự án được đánh giá là không được tiềm năng
Ngoài ra, chỉ số IRR khi được so sánh với giá trị chiết khấu cũng cho ta biết dự án đó có đáng để đầu tư hay không. Nếu IRR lớn hơn giá trị triết khấu thì nhà đầu tư có thể hoàn toàn tin tưởng dự án. Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng chỉ số IRR để đo lường mức độ hiệu quả của các dự án với nhau và lựa chọn ra một dự án có tiềm năng sinh lời tốt nhất để đầu tư.
Nhờ có chỉ số này mà doanh nghiệp có thể tìm được một dự án đáng giá để tập trung đầu tư. Đồng thời, IRR cũng cho biết tiềm năng của từng dự án là như thế nào.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chỉ số IRR. Hãy theo dõi thêm những kiến thức đầu tư tại đây!
Xem thêm: