Relative Strength Index (RSI) là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản nhất được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về chỉ báo RSI qua bài viết này nhé!

Mục lục
Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ báo RSI được J. Welles Wilder xây dựng và phát triển trong cuốn sách “New Concepts In Technical Trading Systems”, xuất bản năm 1978.
Chỉ báo RSI là chỉ báo động lượng đo lường mức thay đổi của giá, từ đó đánh giá các điều kiện quá bán hoặc quá mua của thị trường. Chỉ số RSI chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm rồi biểu hiện trên biểu đồ là một đường di chuyển với hai mức giới hạn chạy từ 0 – 100.
Công thức tính RSI
RSI được tính với công thức : RSI = 100/ 100 – (1+ RS).
Trong đó: RS là sức mạnh tương đối , RS = Trung bình tăng/ Trung bình giảm. Mức tăng được định nghĩa là giá đóng cửa cao hơn giá mở của và ngược lại với mức giảm.
Ý nghĩa của chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI đã loại bỏ tính ngẫu nhiên khi nhìn vào các chu kỳ riêng lẻ. Số chu kỳ được các trader sử dụng nhiều nhất là chu kỳ 14 phiên, bạn cũng có thể lựa chọn thiết lập một con số khác.
Dựa vào lý thuyết thì chỉ báo RSI sẽ đưa ra các tín hiệu cho nhà giao dịch biết được khi nào thị trường bị quá mua hoặc quá bán. Ngoài ra RSI còn đưa ra dấu hiệu khi nào thị trường có thể quay đầu. Giá trị báo hiệu mức quá bán là 30 và mức quá mua là 70. Bạn có thể điều chỉnh mức quá mua hoặc quá bán thành 80 – 20 hoặc 90 – 10 thay cho mức quy định. Tuy mức này rất hiếm khi xảy ra nhưng nó lại thể hiện động lượng mạnh hơn.
>>> Tìm hiểu về sideway trong chứng khoán
Các tín hiệu với chỉ báo RSI
- OverSold (Quá bán)
Khi giá trị của RSI nhỏ hơn 30, nó báo hiệu ràng thị trường đang quá bán. Tín hiệu này thường xuất hiện khi thị trường đang có xu hướng giảm. Vì vây đây là tín hiệu cho thấy rằng thị trường có thể đảo chiều tăng trở lại.
Tín hiệu quá bán sẽ mạnh mẽ hơn nếu bạn thiết lập mức quá bán thành 30 – 0, tuy nhiên số tín hiệu sẽ ít hơn rất nhiều.
Đường thể hiện vùng trung bình nằm ở 50. Do đó nếu RSI lớn hơn 50 thì thị trường có xu hướng tăng. Ngược lại thị trường có xu hướng giảm khi RSI nhỏ hơn 50.
- Overbought (Quá mua)
Khi chỉ báo RSI có giá trị lớn hơn 70 tức là thị trường đang quá mua. Tín hiệu này thường xuất hiện khi thị trường đang có xu hướng tăng. Vì vây đây là tín hiệu cho thấy rằng thị trường có thể đảo chiều giảm trở lại.
Tín hiệu quá bán sẽ mạnh mẽ hơn nếu bạn thiết lập mức quá bán thành 80 – 100, tuy nhiên số tín hiệu sẽ ít hơn rất nhiều.
- Phân kỳ RSI
Giống với các chỉ báo động lượng khác chỉ báo RSI cũng có phân kỳ, tức là nó hành động ngược với giá, RSI báo hiệu cho các nhà giao dịch biết rằng có thể thị trường sẽ đảo chiều.
+ Phân kì RSI Bullish: Thị trường tạo đáy thấp hơn trong khi đường RSI tăng cho thấy thị trường sẽ đảo chiều tăng.
+ Phân kỳ Brearish: Thị trường tạo đỉnh cao hơn trong khi đường RSI đang giảm báo hiệu thị trường đảo chiều giảm.
Cách giao dịch với chỉ báo RSI
Về cơ bản, bạn có thể xác dịnh xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường hay đảo chiều để vào lệnh. cụ thể như sau:
- Điểm vào lệnh:
Nếu vào lệnh theo tín hiệu quá mua hoặc quá bán: Bạn vào lệnh khi giá thoát khỏi vùng vùng quá mua hoặc quá bán.
Nếu vào lệnh theo phân kỳ, bạn vào lệnh theo đường đi của chỉ báo RSI, sau khi giá đóng 2 hoặc 3 dãy nến theo hướng mà bạn mong muốn.
- Điểm cắt lỗ: Điểm cát lỗ tối ưu nhất chính là đáy hoặc đỉnh đảo chiều gần nhất, được hình thành tại thời điểm xảy ra đảo chiều.
- Điểm chốt lời: Chỉ số RSI được khuyến khích nên giữ vị thế cho đến khi xuất hiện tin hiệu của chỉ báo. Trên thực tế, bạn nên rút một phần lợi nhuận ra sớm hơn bằng việc sử dụng lệnh cắt lỗ đuổi hoặc các nguyên tắc bến động giá.
Qua bài viết trên Đầu tư gì đã chia sẻ những kiến thức cần thiết về chỉ báo RSI. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Tham khảo: