Bạn có biết về CFP không? Thuật ngữ này có nghĩa là gì? Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về CFP thì hãy cùng Đầu tư gì tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!
CFP là gì?

CFP-Certified Financial Planner là chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính. Chỉ những ai được công nhận về năng lực, kiến thức chuyên môn về hoạch định tài chính, bảo hiểm, thuế, bất động sản,…mới có thể nhận được chứng chỉ này.
Nếu bạn muốn nhận được chứng chỉ CFP, bạn bắt buộc phải hoàn thành kỳ thi của Hội đồng tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính (Hội đồng CFP) và phải thành công trong kỳ thi này. Và không phải nhận xong chứng chỉ là xong. Hằng năm, bạn sẽ phải tham gia các chương trình giáo dục để duy trì kỹ năng và năng lực, bằng cấp của mình.
Chứng chỉ CFP được công nhận phổ biến và rộng rãi trong lĩnh vực lập kế hoạch tài chính.
Ý nghĩa của chứng chỉ CFP
Một chuyên gia đầu tư có kinh nghiệm sẽ giúp các cá nhân quản lý tài chính bằng cách hướng dẫn về các chủ đề tài chính phổ biến như thuế, tiền tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm,…tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Các công ty cũng không ngoại lệ, kế hoạch tài chính sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu bằng cách phân tích khách hàng, lên kế hoạch cụ thế.
4 yêu cầu để nhận được chứng chỉ CFP

Muốn có được chứng chỉ CFP, bạn phải đáp ứng được những yêu cầu của Hội đồng CFP. Cụ thể có 4 yêu cầu sau: Giáo dục, bài kiểm tra CFP, kinh nghiệm chuyên môn và đạo đức.
- Tham khảo: Mô hình 3 cây nến
1. Về giáo dục
Đầu tiên, bạn phải chứng minh được rằng mình đã có bằng cử nhân tại trường đại học, cao đẳng hoặc cao hơn được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ công nhận. Tiếp theo là cần hoàn thành các khóa học, chương trình tài chính mà CFP quy định. Bạn sẽ được miễn học các khóa học nếu đã có chứng chỉ như CPA, CFA, MBA.
Khóa học CFP bao gồm các lĩnh vực nguyên tắc tài chính kế hoạch, kế hoạch bảo hiểm, thiết lập kế hoạch lợi ích nhân viên, lập kế hoạch đầu tư và chứng khoán, lập kế hoạch thuê và thu nhập, kế hoạch thuê bất động sản, chuyển nhượng, tặng, kế hoạch bảo vệ tài sản, kế hoạch nghỉ hưu, tư vấn tài chính, quy hoạch bất động sản. Chương trình có thời lượng khoảng 18 tín tương đương với 6 khóa học.
2. Bài kiểm tra CFP
Bài kiểm tra CFP có tổng cộng 170 câu hỏi trắc nhiệm với 100 chủ đề, nội dung khác nhau liên quan đến hoạch định tài chính. Các câu hỏi sẽ xoay quanh các lĩnh vực trong khóa học CFP. Trong đề sẽ có những câu hỏi mang tính chuyên môn cao để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của ứng viên. Bài kiểm tra được làm trên máy tính và chia làm 2 phiên, mỗi phiên 3 tiếng, thời gian nghỉ giữa 2 phiên là 40 phút.
3. Kinh nghiệm chuyên môn

Các ứng viên phải chứng minh được là mình đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạch định tài chính. Tối thiểu là 3 năm trong ngành hoặc 6000 giờ làm việc. Nếu là thực tập sinh thì phải có ít nhất 2 năm trong ngành hoặc 4000 giờ làm việc dưới sự giám sát của các chuyên gia CFP.
Kinh nghiệm chính xác là việc giám sát, đưa ra những hỗ trợ trực tiếp, giảng dạy hoặc cung cấp quy trình lập kế hoạch tài chính. Những kinh nghiệm trên phải nằm trong một hoặc nhiều hơn 6 yếu tố: Thiết lập và xác định mối quan hệ khách hàng, tổng hợp và thu thập thông tin khách hàng, phân tích và đánh giá tình trạng tài chính của khách hàng, trình bày giải pháp để phát triển kế hoạch tài chính, thực hiện khuyến nghị về kế hoạch tài chính, theo dõi và giám sát kế hoạch tài chính.
Ngoài ra, Hội đồng CFP còn kiểm tra lý lịch, tính cách, hình sự,…
4. Đạo đức
Đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp là vấn đề quan trọng mà bất cứ nghề gì cũng cần quan tâm. Và CFP cũng không ngoại lệ. Hội đồng CFP có riêng một hệ thống các tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp và phù hợp trong lĩnh vực hoạch định kế hoạch tài chính. Các ứng viên và những người đã có chứng chỉ CFP phải chia sẻ những thông tin của họ về việc tham gia các lĩnh vực, yêu cầu mà họ nhận được từ cơ quan chính phủ, những vấn đề liên quan đến việc phá sản hay các khiếu nại của khách hàng hoặc việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Việc này giúp hội đồng CFP dễ dàng đánh giá ứng viên. Hội đồng CFP có quyền rút lại chứng chỉ qua những quy tắc và thủ tục kỷ luật.
Trên là những thông tin cơ bản về CFP, mong là sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Đầu tư gì chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan: