Những đồng coin lớn và rất hot hiện nay phải kể đến cái tên Polkadot – hay còn gọi là DOT. Đồng coin này được các nhà đầu tư đặt mục tiêu lâu dài. Nếu bạn cũng có ý định đầu tư, dautugi sẽ cũng cấp kiến thức và hỗ trợ bạn.
Polkadot coin là gì?
Polkadot (DOT) là một nền tảng Blockchain Layer 1, sử dụng công nghệ đa chuỗi (multi-chain) không đồng nhất và có khả năng mở rộng cao. Polkadot mang tới khả năng kết nối giữa các Blockchain để chia sẻ dữ liệu và tạo thành một mạng lưới phi tập trung. Polkadot hiện tập trung giải quyết 2 vấn đề chính còn tồn tại của Blockchain đó là khả năng tương tác và khả năng mở rộng của mạng lưới.
Polkadot (DOT) vẫn đang nỗ lực phát triển để sớm trở thành một “Decentralized Web” trong tương lai. Khi đó, mọi danh tính và dữ liệu của người dùng sẽ được kiểm soát bởi chính họ chứ không phải một tổ chức hay chính phủ nào đó.
Người sáng lập
Hệ sinh thái Polkadot được đồng sáng lập bởi đội ngũ rất có “số má”. Nhiều người đánh giá rằng chỉ cần nhìn vào đội ngũ sáng lập này đã nên đầu tư vào DOT coin.
- Robert Habermeier (có nền tảng nghiên cứu và phát triển về blockchain, hệ thống phân tán và mật mã).
- Tiến sĩ Gavin Wood (người đồng sáng lập và CTO của Ethereum).
- Peter Czaban (Giám đốc Công nghệ của Web3 Foundation).
Thông tin cơ bản về đồng Polkadot coin
DOT là Native Token có nguồn gốc từ mạng Polkadot nhằm mục đích thực hiện các chức năng chính của nền tảng đó là: cung cấp quản trị mạng, vận hành mạng và tạo parachains bằng cách liên kết DOT.
- Tên viết tắt: DOT.
- Blockchain: Polkadot.
- Năm ra mắt: 2020
- Website chính thức của Polkadot: https://polkadot.network/
- Quốc gia: Thụy Sỹ
Đồng Polkadot coin dù mới ra mắt chưa lâu nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong top những loại tiền kỹ thuật số có vốn hóa lớn nhất thế giới hiện nay. Hiện tại, DOT xếp hạng 11 trong danh sách những đồng coin có vốn hóa lớn nhất.
Hệ thống Polkadot bao gồm những yếu tố gì?

Relay Chain: Hệ thống quản trị đảm bảo tính đồng thuận cũng như kết chuỗi linh hoạt giữa các chuỗi trong mạng lưới. Relay Chain được biểu thị bằng vòng tròn xám ở giữa để kết nối các chuỗi blockchain.
Parachain: Hiểu nôm na thì đây là một loạt chuỗi con trực thuộc mạng lưới chính của Polkadot. Nhiều dự án có thể xây dựng parachain và kết nối với relay chain để tận dụng hiệu ứng mạng lưới của Polkadot, giúp tăng tốc độ phát triển hệ thống của ứng dụng mình lên nhiều lần. Parachain được biểu thị bằng các đốm hồng trên hình.
Parathread: Đây cũng giống các parachain, song các chuỗi này không kết nối liên tục với chuỗi chính. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các dự án không có nhu cầu kết nối thường trực.
Bridge: Cầu nối với các mạng lưới khác như Ethereum hay Bitcoin.
Những điểm đặc biệt của Polkadot
Tương tác linh hoạt: Polkadot giúp kết nối liên chuỗi đa dạng từ dữ liệu, tài sản hay token. Polkadot hỗ trợ xử lý giao dịch trên các chuỗi blockchain song song nhau, giúp giải quyết vấn đề quy mô hiện đang tồn tại trên Ethereum.
Framework Substrate: Substrate sẽ giúp người dùng dễ dàng tạo ra chuỗi blockchain mới chỉ trong vòng vài phút.
Nâng cấp không cần fork: Khi tích hợp tính năng mới hoặc triển khai sửa lỗi, Polkadot không cần phải tiến hành hard fork như nhiều mạng lưới truyền thống.
Bảo mật: Các mạng lưới sẽ độc lập về mặt quản trị, song tính bảo mật thì luôn được đảm bảo toàn diện. Yếu điểm của Pow và PoS là cần phải có một cộng đồng đủ lớn để đảm bảo tính bảo mật. Nhưng điều này là khá thách thức với các dự án nhỏ và mới. Polkadot sẽ đứng ra như điểm liên kết, để các chuỗi nhỏ có thể vận hành an toàn ngay từ những ngày đầu.
Quản trị phân quyền: Mỗi cá nhân tham gia vào mạng lưới đều có tiếng nói, đều có thể tham gia đóng góp vào hệ thống.
Cấu trúc của Polkadot
Polkadot phát triển với y tưởng gồm một Mainchain (Relay Chain) kết hợp với giải pháp mở rộng Layer 2 (Para Chain) và cầu nối với các Blockchain khác (Bridges Chain)

- Chuỗi chính (Relay chain)
Chuỗi chính (Relay chain) chính là nhân tố cốt yếu trong mạng lưới này. Chuỗi chính được xây dựng nhằm giúp việc liên kết giữa các Parachain trở nên linh hoạt. Ở đó, validator sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ và quản trị mạng lưới.
- Giải pháp mở rộng quy mô (Parachain)
Parachain bao gồm các blockchain độc lập có kết nối với chuỗi chính để tận dụng tối ưu hiệu ứng của mạng lưới. Parachain hoạt động dựa trên kết quả xác thực bởi các Validator được chỉ định. Nói cách khác, đây chính là một dạng chuỗi con trực thuộc mạng lưới chính.
- Cầu nối (Bridges)
Bridges là một dạng Parachain đặc biệt của mạng lưới. Bridges có khả năng liên kết hệ sinh thái Polkadot với các giao thức blockchain khác. Đây cũng là giải pháp tối ưu chi phí cho những dự án không yêu cầu phải kết nối liên tục với chuỗi chính.
Các vấn đề mà Polkadot giải quyết
Phần lớn các loại tiền điện tử được thành lập hiện nay đều nhằm để khắc phục một vấn đề nào đó trong thế giới thực bằng công nghệ blockchain. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Polkadot lại là một ngoại lệ với mục đích giải quyết vấn đề của chính blockchain.
Trước khi giải quyết, cần xác định cụ thể các vấn đề chính mà blockchain hiện tại phải đối mặt. Từ đó, Polkadot có thể phát huy tối ưu khả năng của chúng trong việc cung cấp các ứng dụng thực tế. Các vấn đề cụ thể mà Polkadot cần phải giải quyết hiện nay đó là:
- Khả năng tương tác: Tình trạng hoạt động một cách rời rạc và độc lập của mạng lưới blockchain hiện nay khiến vấn đề liên lạc và tương tác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Khả năng mở rộng: Công nghệ blockchain hiện nay vẫn chưa thể tiếp nhận một số lượng giao dịch lớn trong thế giới phi tập trung.
Ưu điểm và nhược điểm của dự án Polkadot
Dự án Polkadot (DOT coin) có những ưu điểm và nhược điểm đáng kể cần phải kể đến, cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Mạng lưới này có khả năng xử lý nhiều giao dịch song song cùng một lúc.
- Có khả năng chuyên môn hóa cao.
- Có khả năng tương tác và giao tiếp với các chuỗi dữ liệu chéo.
- Có thể tự quản lý hệ thống mạng lưới của mình.
- Có khả năng nâng cấp dễ dàng.
Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của dự án Polkadot (DOT coin) chính là vấn đề về thời gian hoạt động chưa đủ dài để tối ưu hóa kết quả. Tuy vậy, giới đầu tư vẫn có thể nhận thấy tiềm năng hứa hẹn của DOT coin trong tương lai. Đó là khả năng cung cấp sự tương tác hiệu quả giữa các blockchain, đồng thời làm nổi bật lợi ích của việc sharding.
Sharding chính một loại phân vùng để chia cơ sở dữ liệu thành các phần nhỏ hơn nhằm tiện cho việc quản lý. Thực hiện sharding sẽ thay thế được việc phải kiểm tra giao dịch bởi tất cả các node trên mạng.
Khi đó, Sharding sẽ tiếp nhận hàng ngàn giao dịch trên mỗi giây thay vì phải chờ đợi để trải qua hàng loạt quá trình rườm rà. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích đáng kể của mình thì Sharding cũng mang lại rủi ro khá lớn. Nguyên nhân là bởi nó sẽ phải loại bỏ các tính năng bảo mật để tăng khả năng mở rộng của hệ thống.
Mặc dù dự án Polkadot (DOT) đã được phát triển trong vài năm. Tuy nhiên, để nói về việc bắt kịp các dự án nổi tiếng khác trong thời gian ngắn thì vẫn chưa thể. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư cũng tỏ ra e ngại về sharding.
Bởi vì thực tế, hoạt động này có khả năng gây ra các lỗ hổng trong chuỗi. Ngoài ra, khi đó Sharding cũng sẽ đảm nhận vị trí thao túng chuỗi hoàn toàn. Điều này có nghĩa là, khi một node bị hỏng thì đồng thời cả hệ thống chuỗi cũng sẽ bị hư hại nghiêm trọng.