Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, ngoài việc quan tâm tới các loại hợp đồng giao dịch, cách tính lợi nhuận khi giao dịch, nhà đầu tư còn phải đặc biệt chú ý tới các lệnh trong giao dịch hàng hóa phái sinh. Các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa bao gồm hai lệnh chính : lệnh thị trường (Market order / MKT) và lệnh chờ (Limit order / LMT), trong lệnh chờ có lệnh dừng (Stop order / STP), lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order / STL) và lệnh hủy (Cancellation). Cùng Đầu tư gì tìm hiểu về các lệnh trong giao dịch hàng hóa thông qua bài viết dưới đây

Mục lục
Lệnh thị trường (Market order / MKT)
Lệnh thị trường hay còn gọi là lệnh market order là loại lệnh trong giao dịch hàng hóa cho phép mua hoặc bán các hợp đồng với mức giá tốt nhất của sàn ngay thời điểm lệnh được đưa vào.

Chính vì lệnh market order thường sẽ được khớp ngay lập tức, thực hiện ngay lập tức khi giá thị trường hiện hành nên lệnh này có ưu tiên lớn nhất so với các lệnh khác. Lệnh phù hợp với giao dịch liên tục, không có hạn chế về khung thời gian hay mức giá, không cân nhập giá, chỉ cần khối lượng đặt lệnh.
Nhưng nó vẫn có một vài nhược điểm như vào thời điểm thị trường trượt giá sẽ gây chênh lệch giá mua bán và làm tăng chi phí giao dịch hay khó khăn trong việc xác định điểm vào đẹp, …
Lệnh sẽ được tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh.
Lệnh chờ giới hạn (Limit order / LMT)
Tìm hiểu về các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa chúng ta còn có lệnh chờ giới hạn hay còn gọi là lệnh LMT. Lệnh LMT là loại lệnh giao dịch hàng hóa cho phép mua hoặc bán các hợp đồng với mức giá xác định trước hoặc tốt hơn giá thị trường tại thời điểm đặt lệnh. Trong lệnh chờ giới hạn chúng ta có lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn và lệnh hủy.
Lệnh chờ khác với lệnh market ở chỗ lệnh sẽ được đưa vào sổ lệnh nhưng không khớp giá ngay lập tức, trừ khi giá thị trường chạm đến ngưỡng giá đã được đặt sẵn hoặc thấp hơn. Nhà đầu tư sẽ mua hoặc bán tài sản với mức giá tốt hơn so với mức giá thị trường khi đặt lệnh, hạn chế rủi ro khi thua lỗ.
Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là không khớp được lệnh vì giá thị trường và giá giới hạn cách nhau quá xa hay còn gọi đây là tính thanh khoản của tài sản. Nếu như tài sản có tính thanh khoản thấp thì sử dụng lệnh limit trong trường hợp này sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát giá tốt hơn.
Lệnh này không tự động hủy trong mọi trường hợp nếu như nhà đầu tư không thực thi lệnh hủy.
Lệnh dừng (Stop order / STP)
Lệnh dừng (lệnh STP) là một trong những lệnh của lệnh chờ giới hạn, nó là lệnh có chức năng chặn lỗ. Lệnh SPT sẽ là lệnh market khi giá thị trường bằng hoặc thấp hơn giá giới hạn.
Đây là loại lệnh khá phổ biến trong giao dịch hàng hóa.
Khi sử dụng lệnh dừng, nhà đầu tư không cần phải theo dõi thị trường liên tục, không phải lo lắng về giao dịch của mình. Nhưng khi có chuyển động hay có khoảng trống lớn trên thị trường thì các lệnh dừng cơ bản có thể bị trượt khi mở.
Lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order / STL)
Lệnh dừng giới hạn là 1 loại của lệnh dừng, là loại lệnh giao dịch hàng hóa cho phép mua hoặc bán hợp đông với mức giá thị trường đúng bằng bằng mức giá giới hạn. Nếu trường hợp giá lớn hơn hoặc cao hơn thì lệnh sẽ không được thực thi.

Các nhà đầu tư phải xác định rõ “mức giá dừng” và “mức giá giới hạn”.
Giống như lệnh dừng, nó được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hay hạn chế sự thua lỗ của nhà đầu tư. Nó quản lý vị thế của nhà đầu tư mà không phải liên tục theo dõi thị trường hay có mặt tại thời điểm thực hiện. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của lệnh dừng đối với lệnh market. Nhưng nếu quá nhiều nhà đầu tư sử dụng lệnh dừng giới hạn thì sẽ dẫn đến việc tình trạng giá cả bị bóp méo, nhà đầu tư khó thực hiện được mục tiêu ban đầu của mình.
Lệnh hủy (Cancellation)
Khi không muốn thực thi lệnh nữa thì nhà đầu tư sẽ đặt lệnh hủy, nó có chức năng hủy các lệnh đã đặt ra trước đó.
Kết luận
Đối với các lệnh trong giao dịch hàng hóa, lệnh MKT và lệnh STP là 2 loại lệnh được sử dụng phổ biến nhất. Mỗi loại lệnh đều có các ưu nhược điểm khác nhau, chính vì thế với các hoạt động và mục tiêu giao dịch khác nhau, nhà đầu tư nên cân nhắc để có các hướng đi phù hợp. Trên đây là những chia sẻ từ các chuyên gia của Đầu tư gì, hy vọng các Nhà đầu tư sẽ có thêm kiến thức bổ ích khi tìm hiểu về giao dịch phái sinh hàng hóa.