Hotline: 0865.450.045

Email: cskh@dautugi.com.vn

 

Biên lợi nhuận là gì? Phân biệt 3 loại biên lợi nhuận

by

Biên lợi nhuận là một trong những yếu tố để đánh giá về khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó các nhà đầu tư, cổ đông có cái nhìn đúng đắn và lên kế hoạch cho danh mục đầu tiên của mình. Bài viết dưới đây đầu tư gì sẽ chia sẻ về khái niệm, tính chất, phân loại các biên lợi nhuận.

Bien loi nhuan la gi 1 1
Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận (Profit Margin) hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận. Đây là sự chênh lệch giá  bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cộng với chi phí tiêu thụ của nó.

Biên lợi nhuận thường được sử dụng chủ yếu trong so sánh nội bộ. Vì vậy rất khó để tính toán chính xác tỷ lệ lợi nhuận ròng của các thực tế khác nhau. Để so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty với nhau có thể có giá trị rất ít bởi vì việc sắp xếp hoạt động và tài chính của các doanh nghiệp cá nhân thay đổi rất nhiều bởi các thực tế khác nhau có các mức chi tiêu khác nhau.

Biên lợi nhuận rất quan trọng bởi nó là chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty khác nhau.

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp báo cáo đạt biên lợi nhuận 30% trong quý vừa qua, điều đó có nghĩa rằng 0,3$ đồng lợi nhuận ròng đã được tạo ra từ mỗi đồng đô- la doanh thu.

Phân loại biên lợi nhuận là gì?

Có ba loại biên lợi nhuận: Biên lợi nhuận ròng, Biên lợi nhuận gộp, Biên lợi nhuận hoạt động:

Biên lợi nhuận gộp(Gross Margin):

  • Biên lợi nhuận gộp là tỷ lệ phần trăm của Tổng lợi nhuận trên doanh thu.
  • Biên lợi nhuận gộp cao là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh lợi của công ty đang rất tốt. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm là tiền đề để thiết lập chính sách giá. Ngoài ra cũng nên sử dụng nó trong việc đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.
  • Công thức tính Biên lợi nhuận gộp:

Biên lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu (Đã trừ chi phí thuế) – Số tiền phải trả cho nguyên vật liệu (Đã trừ thuế)

Ngoài ra:

Lợi nhuận gộp cận biên = (Lợi nhuận gộp : Doanh thu từ bán hàng) x 100%

Biên lợi nhuận gộp là gì?
Biên lợi nhuận gộp là gì?

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin):

  • Biên lợi nhuận ròng là tỉ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của một công ty hoặc một bộ phận kinh doanh. Biên lợi nhuận ròng thường được biểu thị dưới dạng phần trăm nhưng cũng có thể được biểu thị dưới dạng thập phân. 
  • Biên lợi nhuận ròng  cho phép công ty tìm hiểu mức độ hiệu quả của công ty đã phân bổ các nguồn lực của mình, để chuyển doanh số bán hàng thành lợi nhuận thực tế. Dự báo lợi nhuận trong tương lai cũng có thể được thực hiện thông qua NP Margin. Ngoài ra, công ty cũng có thể loại bỏ các chi phí cố định hoặc chi phí biến đổi để tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng lên trong tương lai. Hơn nữa, các bước cũng có thể được thực hiện để cải thiện lợi nhuận sau khi xác định Biên lợi nhuận ròng.
  •  Công thức tính biên lợi nhuận ròng:

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp : Doanh thu (%)

  • Các yếu tố của biên lợi nhuận ròng trong tất cả các hoạt động kinh doanh bao gồm: Tổng doanh thu; tất cả dòng tiền đi; dòng thu nhập bổ sung; giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động khác; các khoản thanh toán nợ bao gồm cả lãi đã trả; thu nhập đầu tư (Investment income) và thu nhập từ các hoạt động thứ cấp; các khoản thanh toán một lần cho các sự kiện bất thường như kiện cáo và thuế.
    • Ví dụ: Nếu lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp là 100 tỷ VNĐ và doanh thu là 1000 tỷ VNĐ. Hệ số = 100 tỷ VNĐ/ 1000 tỷ VNĐ = 10%
Biên lợi nhuận ròng là gì
Ví dụ về biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating profit margin)

  • Biên lợi nhuận hoạt động là thông số đo lường mức lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ một đồng doanh thu, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi như tiền lương, nguyên liệu và trước khi trả lãi và thuế. 
  • Biên lợi nhuận hoạt động cho thấy tỉ lệ doanh thu có sẵn để trang trải các chi phí phi hoạt động như trả lãi vay, đó là lí do tại sao các nhà đầu tư và người cho vay rất chú ý đến con số này. 
  • Biên lợi nhuận hoạt động đôi khi được sử dụng bởi các nhà quản lí để xem xét dự án nào của công ty đem về nhiều nhất vào thu nhập cuối cùng. Tuy nhiên, làm thế nào để phân bổ các chi phí chung là một công việc khá phức tạp.      
  • Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động:

Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động / Doanh thu ròng

Trong đó: Thu nhập hoạt động thường được gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT)

Thu nhập hoạt động là thu nhập còn lại trên báo cáo thu nhập sau khi trừ đi tất cả chi phí hoạt động và chi phí chung, chẳng hạn như chi phí bán hàng, chi phí quản lú và giá vốn hàng bán (COGS)

EBIT= Tổng thu nhập – (Chi phí hoạt động + Khấu hao tài sản vô hình và tài sản hữu hình)

Lợi ích của biên lợi nhuận là gì?

  • Biên lợi nhuận giúp cho các nhà đầu tư có thể đánh giá được doanh nghiệp đó có đang có lợi nhuận hay không. Và lợi nhuận của doanh nghiệp đang năm giữ có đủ để chi trả và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp đó hay không.
  • Biên lợi nhuận cũng giúp các nhà đầu tư so sánh các công ty trong cùng một ngành. Từ đó nhà đầu tư sẽ đánh giá được vị trí của doanh nghiệp đó trong ngành như thế nào?
  • Đối với các doanh nghiệp đây là chỉ số giúp các ngân hàng sẽ cho bạn biết mong muốn phù hợp với kích cỡ, loại hình doanh nghiệp của bạn khi mà doanh nghiệp của bạn phải làm hồ sơ vay vốn.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể thay đổi biên lợi nhuận bằng cách tạo ra nhiều doanh thu. Hay thậm chí là giảm bớt chi phí của doanh nghiệp. Kể cả khi biên lợi nhuận không thay đổi thì khi bạn tăng tổng doanh thu và chi phí lên mức nhất định thì thu nhập ròng vẫn sẽ tăng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết về biên lợi nhuận

Xem thêm:

Leave a Comment

Về chúng tôi

Đầu tư gì là website với hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Chúng tôi sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

CT36A Định Công, Phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

0865.450.045

giaodichhanghoaphaisinh@gmail.com