Bảo hiểm giá hàng hoá là một giải pháp an toàn cho những người nông dân và cho những nhà đầu tư giao dịch trong thị trường hàng hoá. Vậy bảo hiểm giá hàng hoá là gì mà nó lại đem đến nhiều lợi ích như vậy? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc cho quý nhà đầu tư về bảo hiểm giá hàng hoá.
Bảo hiểm giá trong giao dịch hàng hoá là gì?
Bảo hiểm giá hàng hoá là công cụ ra đời giúp người nông dân và doanh nghiệp tránh các bất ổn về giá. Bảo hiểm giá hàng hoá ra đời bắt nguồn từ việc tìm kiếm giải pháp để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro về những biến động giá gây bất lợi cho người nông dân hay doanh nghiệp. Bảo hiểm giá hàng hoá giúp cho người nông dân an tâm sản xuất, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát thị trường và định mức được lợi nhuận trước khi sản xuất hoặc trồng trọt.
Tại thời điểm giao hàng dù thị trường có biến động ra sao, giá lên xuống như thế nào các bên tham gia vẫn đảm bảo hàng hoá được giao theo giá đã chốt trước đó.

Các thông tin giao dịch như khối lượng, thời gian giao hàng, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá… được niêm yết tại các sở giao dịch hàng hoá trên thế giới. Với từng mặt hàng sẽ có những thoả thuận khác nhau được quy định thông qua các loại hợp đồng do người mua và bán lựa chọn. Các giao dịch hàng hoá tương lai được thể hiện trên các sàn giao dịch quốc tế: NYMEX CME (New York), TOCOM (Tokyo)…
Việc hình thành Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) là một trung tâm giao dịch hàng hoá xuyên biên giới có liên thông với các sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà xuất khẩu tại Việt Nam.

Một số loại giao dịch thường sử dụng để bảo hiểm giá hàng hoá:
- Forward contracts (Hợp đồng kỳ hạn): thời hạn kết thúc hợp đồng là một thời gian xác định trong tương lai. Ví dụ kỳ hạn của cà phê là tháng 3 ,5, 7, 9,11,1.
- Futures (Hợp đồng tương lai): hợp đồng này là loại hợp đồng mua bán một loại hàng hóa, giao dịch sẽ được thực hiện vào một thời điểm trong tương lai.
- Options (Hợp đồng quyền chọn): đây là loại hợp đồng mà người người mua và người bán có thể chọn mua trước bán sau hoặc bán trước mua sau tùy thuộc vào nhận định của nhà đầu tư.
- Commodity swap (Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa): là một hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc trao đổi dòng tiền dựa trên giá của tài sản cơ sở.
Đối tượng của bảo hiểm giá hàng hoá:
- Đối tượng nên sử dụng bảo hiểm giá hàng hoá đầu tiên là người nông dân. Họ tham gia bảo hiểm giá hàng hoá để phòng trừ những trường hợp rủi ro để đề phòng giá nông sản giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng.
- Đối tượng thứ hai là những thương nhân lo ngại giá theo chiều hướng đi xuống trong lúc đang nắm giữ hàng hoá.
- Đối tượng thứ ba là bên chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bảo hiểm giá giúp tổ chức, doanh nghiệp không lo khi thấy mức giá nguyên liệu thô đầu vào gia tăng và hàng tồn kho giảm.
- Đối tượng thứ tư là bên xuất, nhập khẩu sẽ nhận định trước được thì trường từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc xuất, nhập khẩu hàng hoá.

Cách thức hoạt động của bảo hiểm giá hàng hoá
Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của bảo hiểm giá hàng hoá, hãy cùng xem ví dụ cụ thể sau nhé:

Sau 3 tháng, nếu giá ngô lên 7.000 đồng/kg, doanh nghiệp sẽ bán hợp đồng kỳ hạn đã mua với giá 7.000 đồng/kg. Phần chịu lỗ tại thị trường cơ sở đúng bằng phần lợi nhuận có được từ giao dịch qua Sở Giao dịch Hàng hóa hoặc ngược lại. Việc thực hiện bảo hiểm giá đã giúp cho doanh nghiệp A an tâm về chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào cho 3 tháng sản xuất.
Người nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp nếu giá hàng hóa tăng. Do đó, để bảo đảm lợi nhuận, bảo hiểm giá hàng hóa là một trong những giải pháp giúp người nông dân an tâm sản xuất, kinh doanh.
Ưu điểm của bảo hiểm giá hàng hoá
Bảo hiểm giá hàng hoá ra đời nhằm giúp người nông dân yên tâm sản xuất kinh doanh mà không phải lo đến biến động giá cả thị trường trong tương lai. Nếu đứng về khía cạnh doanh nghiệp thì bảo hiểm giá giúp họ mua được hàng hoá với giá tốt và bán ra với giá cao với kỳ vọng mặt hàng đó tăng giá trong tương lai. Đồng thời hình thức này còn giúp doanh nghiệp kiểm soát, tính toán được mức chi phí, lợi nhuận trước khi hàng hoá được sản xuất, khai thác.
Tuy nhiên, nếu không tính toán kỹ lưỡng cũng như dự báo chính xác được biến động của thị trường thì phương thức bảo hiểm giá hàng hoá này sẽ gây phản tác dụng rủi ro cao. Do đó, doanh nghiệp thường sẽ sử dụng các loại hợp đồng tương lai, quyền chọn, kỳ hạn để tối ưu hoá lợi ích mà mình mong muốn.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Bảo hiểm giá hàng hoá là gì?” cũng như cách thức hoạt động của loại bảo hiểm này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về bảo hiểm giá. Hãy theo dõi Dautugi.com.vn để cập nhật thông tin về đầu tư tài chính, đặc biệt là đầu tư hàng hoá phái sinh một cách nhanh nhất nhé!
Bài viết tham khảo: