Tính thanh khoản luôn là vấn đề được quan tâm dù ở bất cứ thị trường nào. Trong vòng 2-3 năm trở lại đây, ngày càng nhiều các nền tảng hoạt động như một nhà tạo lập thị trường tự động ra đời, điển hình có thể nhắc đến là AMM. Vậy thực sự AMM là gì? Hãy cùng Đầu tư gì tìm hiểu tất tần tật về AMM nhé!
Mục lục
AMM (Automated Market Maker) là gì?

AMM là cụm từ viết tắt của Automated Market Maker, là công cụ đem lại tính thanh khoản tự động. Đơn giản hơn, bạn có thể hiểu AMM là sàn giao dịch phi tập trung có khả năng khắc phục được những hạn chế của sàn giao dịch tập trung hiện nay.
Bối cảnh ra đời của AMM
AMM được ra đời khi tiền điện tử ngày càng mở rộng sức ảnh hưởng và các sàn giao dịch truyền thống dần lộ rõ những hạn chế như tính bảo mật, tính thanh khoản,… Và AMM ra đời để khắc phục được những nhược điểm của sàn giao dịch tập trung truyền thống.
Cách AMM hoạt động

AMM hoạt đông trên giao thức được ứng dụng toán học thay vì dựa trên lệnh như sàn giao dịch tập trung. Ở sàn giao dịch tập trung, lệnh giao dịch chưa được thiết lập sẵn và chỉ được khớp khi có người đồng ý mua/bán với một mức giá nào đó. Còn ở sàn AMM, lệnh giao dịch được khớp gần như ngay lập tức nhờ một thuật toán đặc biệt sẽ tính ra mức giá cơ sở và điều chỉnh giá theo thực tế.
Cụ thể, Uniswap sử dụng công thức X x Y = k, trong đó X và Y lần lượt đại diện cho nhóm thanh khoản thứ nhất và thứ hai và k là tổng thanh khoản và luôn không đổi.
Thực tế ở AMM, không có lệnh mua bán nào cả, chỉ đơn giảm là người dùng gửi tiền vào nhóm thanh khoản (pool) có chưa hai loại tiền điện tử bất kỳ và rút ra một loại tiền khác. Việc rút tiền ra sẽ làm thay đổi tỷ giá của các loại tiền điện tử dựa trên nguyên tắc hằng số k không đổi.
Pool thanh khoản

AMM đòi hỏi phải có một nguồn cung thanh khoản sẵn có, có nghĩa là người dùng phải cấp sẵn hai loại tiền điện tử cùng lúc vào một pool để có thể trao đổi khi có nhu cầu. Khi đó, người dùng còn được hưởng một mức lãi nhất định khoảng 0,3%. Với mức lãi xuất như vậy, AMM đã phá vỡ thế độc quyền của các sàn giao dịch truyền thống. Hơn nữa cơ chế kích thích nhu cầu trong nhóm pool này của AMM cũng tạo điều kiện để các loại tiền điện tử chưa phổ biến có cơ hội tiếp cận với nhiều người hơn.
Những ưu điểm và nhược điểm của AMM
AMM tuy có những điểm vượt trội hơn so với sàn giao dịch truyền thống nhưng song hành cùng nó vẫn còn những yếu điểm cần khắc phục.
Ưu điểm của AMM
Tính ấn danh
Bạn chỉ cần có ví điện tử có thể kết nối với AMM là đã sử dụng, hoạt động trên sàn này mà không cần phải xác minh danh tính rắc rối.
Tự động giao dịch
Việc giao dịch, đặt lệnh sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản nhất. Vì tất AMM áp dụng thuật toán để xác định giá nên lệnh được tự động thực hiện bởi hợp đồng thông minh. Bạn chỉ cần xác định loại và số lượng coin muốn mua và nó sẽ tự động về tài khoản mà không cần lo lắng gì thêm.
Tính bảo mật cao

Việc trao đổi coin trên AMM diễn ra trực tiếp nên coin sẽ được chuyển thẳng về tài khoản ví bạn mà không bị giữ lại trên sàn giao dịch. Vì vậy, khả năng hacker chiếm đoạt là rất thấp, bạn sẽ không phải lo lắng tài khoản của minhg bị hack.
Độ minh bạch của thông tin cao
Tất cả lịch sử giao dịch của bạn đều được lưu trên Blockchain, bạn có thể truy xuất thông tin dễ dàng. Hơn nữa, thông tin không thể bị thao túng bởi bất cứ ai nên không ai có thể gian lận, ghi khống khối lượng giao dịch.
Các mặt hạn chế của AMM
Trượt giá
Cách thức hoạt động của AMM đảm báo mức thanh khoản nhưng lại có một vấn đề phát sinh là trượt giá. Khi bạn lấy càng nhiều một loại tiền thì giá của đồng tiền đó sẽ tăng ngày càng cao (theo công thức X x Y thì X hoặc Y không thể có giá trị bằng 0). Để khắc phục hạn chế này, AMM có các cơ chế farm token để thúc đẩy người dùng nạp thêm tiền vào poll thanh khoản. Nhờ vậy, vấn đề phần nào được giải quyết và không phải là trở ngại gì quá lớn.
Tổn thất vô thường
Những người đã gửi tiền vào pool thanh khoản thường gặp tình huống này. Mất mát vô thường xảy ra khi giá trị của các mã thông báo trong pool thanh khoản khác với giá trị của các mã tương tự bên ngoài. Điều này xảy ra do giá của tiền điện tử luôn dao động. Khi tiền đang tăng giá bị lấy đi và trả lại loại tiền đang giảm giá thì những người gửi tiền ở pool thanh khoản sẽ bị lỗ. Mất mát vô thường nhỏ nhất khi bạn giao dịch các loại tiền điện tử có giá ít biến đổi như các stablecoin USDT, USDC, DAI STABLE…
Phí giao dịch cao
Đa số các sàn giao dịch AMM hiện nay được xây dựng trên Blockchain của Ethereum, vốn nổi tiếng với phí gas giao dịch ngày càng đắt đỏ. Đã vậy, lại thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn khi giao dịch.
AMM ngày càng trở nên phổ biến
Tuy có những mặt han chế nhưng AMM đang dần khắc phục điều đó. Quan trọng hơn là AMM đang giải quyết tốt rào cản lớn nhất của sàn tập trung, đó là thanh khoản. Nhờ vậy, AMM đưa sàn giao dịch phi tập trung đến gần hơn với các nhà đầu tư.
AMM không yêu cầu người dùng phải xác minh danh tính hhay tạo tài khoản riêng mà vẫn giao dịch được. Tất cả những gì chúng ta cần là một địa chỉ ví.
Sàn giao dịch phi tập trung đang mở ra thời kỳ mới cho việc giao dịch tiền ảo, là một nơi lý tưởng để đưa một mã Token vào thị trường và cung cấp thanh khoản. Tại AMM, không tồn tại phí niêm yết hay tiêu chuẩn tiếp nhận nào nên ai cũng có thể tự thành lập cho mình một pool thanh khoản đối với mọi loại Token.
Hơn nữa, giao diện của AMM cũng rất đơn giản, không còn hiển thị những quyền chọn lệnh mua bán nâng cao hay biểu đồ giá trên bảng điều khiển nữa. Vì vậy, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác trên AMM.
Các nền tảng AMM mở ra lối đi mới cho giao dịch tiền ảo. Tuy vẫn còn những nhược điểm nhưng AMM đang dần khắc phục nó. Mong rằng những thông tin trên của Đầu tư gì mang lại những giá trị cho các nhà đầu tư!
Bài viết tham khảo:
- 1inch coin là gì? Tìm hiểu tất tần tật về 1inch.exchange
- “Bật mí” 8 điều cần biết trước khi đầu tư vào Bitcoin Gold (BTG)