Giá khớp lệnh là gì? – Phương thức khớp lệnh trong đầu tư hàng hóa.

by

Đầu tư hàng hóa hay bất kỳ lĩnh vực nào, các nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu về các định nghĩa. Vì để đầu tư thành công, ta cần hiểu về nó, tương tự như câu, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đầu tư hàng hóa tuy là thị trường mới, nhưng cũng phức tạp khó lường. Hôm nay, hãy cùng dautugi tìm hiểu về giá khớp lệnh trong đầu tư hàng hóa.

Giá khớp lệnh là gì?

image 43 1

Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thoả mãn được nhu cầu của người mua và người bán và áp dụng cho tất cả các lệnh được thực hiện.

Mức giá giao dịch (giá khớp lệnh) là mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất.

VD: Trong phiên giao dịch ngày 03/04/2007, giá khớp lệnh của cổ phiếu ABT đạt ở mức giá 123.000 đồng/cổ phiếu. Tất cả những ai có lệnh mua hoặc lệnh bán được khớp sẽ được mua và bán với giá 123.000 đồng/ cổ phiếu ABT

Theo Wikiperia

Các phương thức khớp lệnh

image 44 2

Khớp lệnh định kỳ 

Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở khớp các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định, nhằm tìm ra mức giá mà khối lượng giao dịch lớn nhất.

Xem thêm:  Mô hình nến cửa số là gì? Đặc điểm của mô hình nến cửa sổ

Thực hiện Lệnh Định kỳ thường được các sàn giao dịch chứng khoán sử dụng để xác định giá mở và đóng cửa, bao gồm Lệnh giới hạn (LO) và Lệnh ATO / ATC.

Các lệnh ATO/ATC theo nguyên tắc sẽ được ưu tiên khớp trước, vì lệnh ATO/ATC có nghĩa là bạn sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá tại phiên xác định giá mở cửa và đóng cửa.
Trường hợp có nhiều mức giá đạt khối lượng giao dịch lớn nhất thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn. Nếu vẫn còn nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.

Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh liên tục là phương thức thực hiện giao dịch dựa trên cơ sở khớp lệnh mua và bán ngay khi được nhập vào hệ thống giao dịch, bao gồm Lệnh giới hạn (LO) và Lệnh thị trường (MP).

Lệnh giới hạn (LO)

LO (Lệnh giới hạn) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh giới hạn sẽ có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập trên hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch đó hoặc cho đến khi lệnh bị hủy.

Lệnh LO được áp dụng cho các cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn là HNX, UPCOM, HOSE và cũng có thể sử dụng trong các phiên giao dịch khác. Hiệu lực của lệnh LO được tính từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi lệnh bị hủy (hoặc khi hết thời hạn giao dịch).

Xem thêm:  Tâm lý giao dịch nên tránh trong đầu tư hàng hoá phái sinh?

Đặt lệnh ATO

Lệnh ATO (Lúc Mở) là lệnh mua hoặc bán một chứng khoán ở giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên hơn lệnh giới hạn trong khi khớp lệnh.

Lệnh ATO sẽ được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian dùng để khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.

ATC

Lệnh ATC (Lúc Đóng) là lệnh mua hoặc bán một chứng khoán ở giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên hơn lệnh giới hạn trong khi khớp lệnh.

Lệnh ATC sẽ được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để có thể xác định giá đóng cửa và sẽ tự động bị hủy sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.

Lệnh thị trường (MP)

Lệnh MP là lệnh mua chứng khoán với giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán với giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh MP chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian khớp lệnh liên tục. Hiện tại, lệnh MP vẫn chưa được áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nếu khối lượng lệnh của lệnh MP chưa được lấp đầy, lệnh MP sẽ được coi là lệnh mua với giá bán cao hơn hoặc lệnh bán với giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.

Nếu khối lượng đặt hàng của lệnh MP vẫn còn và không thể được lấp đầy nữa, lệnh MP sẽ được chuyển đổi thành lệnh giới hạn mua ở một bước giá cao hơn giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn. bán với giá thấp hơn một bước so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.

Xem thêm:  Top 4 các sản phẩm giao dịch trên sàn hàng hoá là gì?

Trong trường hợp giá thực hiện cuối cùng sẽ được gọi là giá trần đối với lệnh mua MP hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua với giá trần hoặc lệnh giới hạn bán với giá sàn. Từ những câu lệnh trên thì nhà đầu tư đã có thể trả lời cho câu hỏi giao dịch khớp lệnh là gì. Từ đó nhà đầu tư có thể khớp lệnh dễ dàng cũng như đạt được lợi nhuận mong muốn.

Nguyên tắc khớp lệnh

image 45 3

Theo Sở giao dịch Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Hà Nội tại Điều 7 Quyết định 341/QĐ-SGDHCM và Quyết định 653/QĐ-SGDHN đều quy định chung về nguyên tắc khớp lệnh cụ thể như sau:

“Nguyên tắc khớp lệnh

Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:

  1. Ưu tiên về giá:
  2. a) Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
  3. b) Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  4. Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.”

Xem thêm:

Leave a Comment

Về chúng tôi

Đầu tư gì là website với hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Chúng tôi sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

CT36A Định Công, Phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

0865.450.045

giaodichhanghoaphaisinh@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

Thị trường đầu tư

Mở tài khoản