Khi giao dịch hàng hóa phái sinh, mô hình tam giác là một trong những mô hình có tần suất xuất hiện lớn. Vì vậy, đây được coi là một trong những công cụ quan trọng trong phân tích đầu tư. Nhưng nó lại khá giống mô hình nêm và mô hình cờ đuôi nheo, dẫn đến việc nhà đầu tư dễ nhầm lẫn. Bài viết này sẽ chia sẻ kiến thức về mô hình tam giác hướng lên, một trong những mô hình tam giác phổ biến, giúp nhà đầu tư tránh nhầm lẫn.
Mô hình tam giác hướng lên là gì?
Mô hình tam giác hướng lên hay còn gọi là mô hình tam giác tăng, tiếng Anh là Ascending Triangle. Đây là mô hình đồ thị tăng giá. Mô hình này được hình thành trong một xu hướng tăng giá với vai trò là mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng. Nhưng cũng có một số trường hợp mô hình tam giác này có vai trò đảo chiều khi xuất hiện tại cuối xu hướng giảm giá nhưng điển hình là dạng tiếp tục xu hướng.
Mô hình tam giác hướng lên được hình thành bởi đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ dốc lên, hội tụ tại điểm ở bên phải tạo thành một hình tam giác.
Đặc điểm mô hình tam giác hướng lên
Mô hình tam giác hướng lên có 2 đường xu hướng:
- 1 đường kháng cự nằm ngang ở phía trên
- 1 đường hỗ trợ có xu hướng dốc lên trên theo chiều hướng đi lên nằm ở phía dưới.
Đây cũng là lý do mà mô hình này được gọi là tam giác hướng lên.
Cuối cùng là sẽ luôn có một vùng giá được nhốt ở trong 2 đường xu hướng này.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình tam giác hướng lên
Khi giao dịch xuất hiện mô hình tăng giá tăng, bạn không cần quan tâm nhiều đến xu hướng trước đó. Bởi vì thông tin giá sẽ được cung cấp rõ ràng sau khi giá bị phá vỡ. Thông thường tỷ lệ giá phá vỡ cạnh trên để tăng sẽ chiếm 77%. Trong khi đó, chỉ có 23% giá phá vỡ cạnh dưới để giảm.
Vì có tỷ lệ chênh lệch như vậy nên mô hình tam giác tăng nên được xem là mô hình đầu cơ giá lên hay mô hình múc múc, buy buy.
Take profit vẫn tương tự là bạn sẽ đo khoảng cách từ đỉnh tới đáy sau đó gióng lên ở điểm giá phá vỡ và tất cả. Khi đo xong nhưng giá có thể không tới được tận mức đó mà quay đầu đảo chiều.
Mô hình tam giác tăng xuất hiện ở 2 nơi:
- Trong 1 xu hướng tăng, gia đoạn này sẽ được xem là giai đoạn nghỉ ngơi tạm dừng bằng chính việc hình thành mô hình tam giác tăng này, rồi sau đó giá tiếp tục phá vỡ cạnh trên để tăng tiếp
- Tuy nhiên cũng có trường hợp chúng xuất hiện ở cuối 1 xu hướng giảm, lúc này mô hình vẫn sẽ tiếp tục phá vỡ cạnh để tiếp tục tăng.
Dù là tình huống nào xảy ra thì mô hình này vẫn là mô hình tăng. Để có thể duy trì được trạng thái này có yêu cầu như sau: phải có 1 đường trendline hướng lên đóng vai trò như 1 đường hỗ trợ. Đường xu hướng phía trên sẽ đóng vai trò là 1 kháng cự. Với việc giá liên tiếp tạo ra những đáy cao hơn, đồng thời nếu các bạn để ý sẽ thấy khi nên khi chạm đường kháng cự nằm trên này đều rút chân để từ chối việc tăng giá tiếp tục diễn ra.
Nhưng khi việc này đã diễn ra thì cho thấy bên Buy đang rất kiên trì. Trong cuộc chiến giữa phe mua và phe bán, khi quan sát ở đáy sẽ thấy rằng việc liên tiếp tạo đáy cao hơn cũng phần nào cho thấy phe Buy càng ngày. Càng đi xuống ở phần cuối tam giác thì càng trở nên mạnh mẽ. Thêm vào đó là sự kiên trì của giá thử rất nhiều lần ở đường kháng cự, tuy không phá vỡ nhưng cho thấy phe buy chưa bao giờ chịu thua. Vì thế, rất dễ hiểu khi giá phá vỡ đường xu hướng và giá tăng.